Soạn bài: Đeo nhạc cho mèo (SGK Ngữ văn 6 tập 1/107)
- Đoạn 1: Từ đầu... trên ông Đồ: Làng Chuột họp bàn nhau tính kế chống lại Mèo
- Đoạn 2: tiếp... nói lôi thôi gì nữa: Diễn biến của cuộc họp.
- Đoạn 3: còn lại: Sự thất bại trong việc đeo chuông cho Mèo
Giá trị nội dungTruyện miêu tả một cách sinh động của làng chuột và mỗi từng loại chuột, từ đó khuyên nhủ chúng ta cần phải biết cân nhắc điều kiện và khả năng thực hiện các việc trước khi làm gì đó, phê phán những ý tưởng viển vông và những kẻ chỉ ham sống sợ chết, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
Trả lời câu hỏiCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/107):
Do Mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên cả làng Chuột mở một cuộc họp tính kế chống lại Mèo với ý tưởng đeo nhạc cho Mèo, thế nhưng khi có chuông cả làng chuột lại không ai chịu đi đeo. Cuối cùng, chuột Chù bị ép phải thực hiện công việc nhưng lại bị Mèo dọa cho chạy mất. Vậy là chuột vẫn mãi sợ Mèo
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/107):
Sự đối lập:
+ Cảnh họp đầu: đông đủ và khí thế
+ Lúc cử ra ai đi đeo nhạc: im lặng, căng thẳng, viện cớ, đùn đẩy công việc cho nhau
Ý nghĩa: thể hiện sự hèn nhát của tất cả họ hàng nhà chuột, ý tưởng viển công, làm câu chuyện thêm hấp dẫn hơn
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/107):
- Việc tả về các loài chuột cụ thể, sinh động và đặc trưng: Chuột Cống béo tốt, chuột nhắt láu lỉnh và nhanh nhảu, chuột chù thật thà
- Mỗi loài chuột cũng tương ứng với một loại người trong xã hội
+ Chuột Cống: người có quyền, có chức, có vai vế, chữ nghĩa.
+ Chuột Chắt: kẻ có chức sắc, khôn ngoan
+ Chuột Chù: những người dân thấp cổ bé họng
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/107):
- Trong cuộc họp, Chuột Cống là kẻ có quyền xướng việc và sai khiến người
- Chuột Chù là người thấp cổ bé họng nên nhận những việc khó khăn nguy hiểm
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/107):
- Bài học:
+ Muốn thực hiện một việc nào đó, cần phải cân nhắc tới điều kiện và khả năng thực hiện
+ Mỗi sáng kiến cần phải có tính khả thi
+ Việc thực hiện kế hoạch của một tập thể cần phải có sự nhất trí, đồng lòng
+ Không được đùn đẩy công việc
Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1/108)Bài 1:
- Tính cách của Chuột Cống: là một kẻ bậc trưởng thượng, có chức sắc có vai vế, khởi xướng ra cuộc họp và đưa ra ý tưởng. Bề ngoài nói năng thì rất hay nhưng kì thực lại là kẻ hèn nhát, không dám đi thực hiện ý tưởng, đùn đẩy việc khó cho kẻ thấp cổ bé họng.
Bản 2/ Soạn bài: Đeo nhạc cho mèo (siêu ngắn)Soạn bài
Câu 1 (trang 107 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tóm tắt truyện: Xem phần tóm tắt ở phía trên
Câu 2 (trang 107 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự đối lập giữa lúc đầu cuộc hợp và lúc cử người đi đeo nhạc cho mèo.
Lúc đầu | Lúc cử người đi đeo nhạc | Ý nghĩa |
Háo hức hồ hởi | Đùn đẩy công việc cho nhau, không ai muốn nhận đi làm nhiệm vụ |
- Không ai muốn làm những công việc khó khắn, nguy hiểm, ai cũng muốn lựa việc đơn giản ⇒ tính hưởng thụ và không muốn làm. - Sáng kiến viển vông, không có điều kiện để thực hiện. - Chuột hèn nhát → những kẻ chỉ biết ham sống sợ chết. |
Câu 3 (trang 107 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Việc miêu tả về các loại chuột trong truyện rất sinh động và mang dáng dấp tương ứng với suy nghĩ của con người. Mỗi loại chuột là tượng trưng cho mỗi một kiểu người ở xã hội xưa: Kẻ có quyền (Chuột Cống), người có chút chức sắc (Chuột Nhắt); những người dân nghèo thấp cổ bé họng (Chuột Chù).
Câu 4 (trang 107 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Trong cuộc họp của họ hàng nhà chuột, chuột Cống là người có quyền xướng đưa ra ý kiến và sai khiến, chuột Chù phải làm việc theo lệnh và nhận những việc nguy hiểm.
Câu 5 (trang 107 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện đeo nhạc cho mèo đã đưa ra bài học ý nghĩa:
+ Khuyên người ta cần phải biết cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện một công việc nào đó.
+ Phê phán các ý tưởng viển vông
+ Phê phán những kẻ chỉ ham sống sợ chết, đùn đẩy hết việc khó khăn nguy hiểm cho người dưới quyền.
Luyện tậpPhân tích và đánh giá tính cách của chuột Cống.
- Chuột Cống được miêu tả một cách sinh động nhất từ ngoại hình cho đến cách ăn nói và đưa ra sáng kiến. Trong làng chuột, chuột Cống là kẻ béo tốt nhất “rung rinh béo tốt, quan trường lại đượcchấm cho ở trên ông Đồ”. Cống nhanh nhảu cất giọng đưa ra sáng kiến, một sáng kiến viển vông “đeo nhạc cho mèo”. Nhưng lại đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, trút mọi khó khăn nhiệm vụ cho kẻ dưới quyền: Chuột Chù. Qua đây có thể thấy rằng chuột Cống là kẻ hèn nhát, lạm quyền, thoái thác và đùn đẩy trách nhiệm và đưa ra những sáng kiến viển vông.
Bài trước: Soạn bài: Thầy bói xem voi (SGK Ngữ văn 6 tập 1/103) Bài tiếp: Soạn bài: Danh từ - Tiếp theo (SGK Ngữ văn 6 T1/108)