Soạn bài: Ẩn dụ (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 68)
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 68):
- Cụm từ Người Cha là để chỉ Bác Hồ Vì Bác với người cha có các phẩm chất giống nhau (tình yêu thương, sự chăm sóc, ân cần, chu đáo với các con. )
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 68):
- Giống: Cùng dựa trên các nét tương đồng giữa 2 đối tượng.
- Khác: So sánh thường có đầy đủ hai vế, còn cách nói này thì chỉ có 1 vế (sự vật sử dụng để so sánh) sự vật được so sánh ẩn đi, phương diện so sánh, từ so sánh.
II. Các kiểu ẩn dụCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 68):
- "Thắp" → sự nở hoa (giống nhau ở cách thể hiện)
- "Lửa hồng" → màu đỏ (giống nhau ở hình thức)
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 69):
- Nắng giòn tan: cách ví von rất kì lạ "Giòn tan" là âm thanh, đối tượng của thính giác (tai) lại được sử dụng cho đối tượng của thị giác (mắt). → ở đây đã có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 69):
- Có những kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
III. Luyện tậpBài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 69):
- Cách 1: Miêu tả trực tiếp có tác dụng nhận thức một cách lí trí.
- Cách 2: Sử dụng phép so sánh, tác dụng định danh lại.
- Cách 3: Sử dụng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá.
Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 69):
a. ăn quả: nét tương đồng trong cách thức với sự hưởng thụ những thành quả lao động.
+ Kẻ trồng cây: người lao động làm ra thành quả → có sự tương đồng về phẩm chất.
b. Mực, đen: cái xấu (tương đồng về phẩm chất)
+ đèn, sáng: cái hay, cái tốt
c. thuyền: người đi xa
+ bến: người ở lại (sự tương đồng về phẩm chất).
d. mặt trời: Bác (sự tương đồng về phẩm chất).
Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 70):
Hình ảnh chuyển đổi cảm giác
a. Mùi hồi chín chảy qua mặt.
b. Ánh nắng chảy đầy vai
c. Tiếng rơi rất mỏng
d. Ướt tiếng cười của bố.
=> thể hiện cảm nhận rất tinh tế của tác giả đã làm cho câu văn thêm hấp dẫn và sinh động hơn.
Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 70):
- Luyện viết chính tả
Bản 2/ Soạn bài: Ẩn dụ (siêu ngắn)I. Ẩn dụ là gì?
Câu 1 (trang 68 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cụm từ Người cha ở đây là chỉ Bác Hồ
- Có thể chỉ như vậy vì Bác thương thương bộ đội giống như người cha thương con
Câu 2 (trang 68 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cách nói này
- Giống với phép so sánh vì đều có sự liên tưởng tương đồng
- Khác với phép so sánh là vế A không xuất hiện trên văn bản mà để người đọc tự liên tưởng, cảm nhận
II. Các kiểu ẩn dụCâu 1 (trang 68 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những từ in đậm chỉ hiện tượng:
- Từ thắp chỉ việc sử dụng lửa châm vào 1 vật có khả năng bốc cháy
- Lửa hồng là nói về hiện tượng sự vật bị cháy
- Có thể ví như vậy là vì các sự vật này về có tính tương đồng về hình thức: hàng dâm bụt như những que diêm có thể châm lửa thắp lên lửa hồng
Câu 2 (trang 69 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cách sử dụng từ ở đây tạo một cảm giác đặc biệt vì năng là sự vật không định hình không có khối lượng cụ thể
Câu 3 (trang 69 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cách sử dụng từ ở đây mang đến cảm giác đặc biệt vì năng là sự vật không định hình không khối lượng
Một vài kiểu tương đồng tạo phép ẩn dụ
- Hình thức
- Cách thức
- Phẩm chất
- Cảm giác
Luyện tậpCâu 1 (trang 69 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Cách viết 1 chỉ là câu kể thông thường
- Cách viết 2 có sử dụng phép so sánh gây ấn tượng lạ
- Cách viết 3 có sử dụng phép ẩn dụ tạo nên những liên tưởng hấp dẫn và thú vị→ cách diễn đạt mới mẻ và có tính hình tượng nhất
Câu 2 (trang 70 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả có sự tương đồng với việc hưởng thụ thành quả
- Trồng cây có sự tương đồng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động
→ hưởng thụ thành quả thì phải biết ơn người có công tạo ra nó
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Mực tương có nét đồng với môi trường xấu, không tốt
- Đèn có nét tương đồng với môi trường tốt sáng rạng
→ ở môi trường tốt sẽ học được nhiều điều tốt nên dễ thành người tốt và ngược lại môi trường xấu sẽ dễ thành người xấu
c. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ
- Thuyền có sự tương đồng với sự phong lưu, đa tình của các chàng trai
- Còn bến thì tương đồng với hình ảnh chung thủy của người con gái
d. Mặt trời ở dòng thơ thứ 2 ẩn dụ cho hình ảnh Bác Hồ bởi vì giống như mặt trời tự nhiên Bác đã mang lại ánh sáng và nguồn sống cho cả một dân tộc
Câu 3 (trang 70 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Những hình ảnh ẩn dụ
a. Mùi hồi chín chảy qua mặt
b. Ánh nắng chảy đầy vai
c. Tiếng rơi rất mỏng
d. Trời xao xuyến qua từng kẽ lá
Cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố
- Tác dụng: các kiểu ẩn dụ trên là sự kết hợp của 2 hay nhiều từ ngữ chỉ các cảm giác sinh ra từ các giác quan khác nhau, đó là sự tác động lẫn nhau hợp nhất của các giác quan.
Bài trước: Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện nói về văn miêu tả (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 71)