Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn văn 12: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Soạn văn 12: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

A. Soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) (ngắn nhất)

Câu 1 Trang 14 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập II:

Nhân vật Mị

Trước khi làm dâu nhà thống lýKhi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lýCảnh đêm tình mùa xuânĐêm đông trên rẻo cao

+ Là 1 cô gái trẻ đẹp, hiền lành, đã có người yêu, thổi sáo rất giỏi, hiếu thảo với bố mẹ, chăm chỉ và có lòng tự trọng.

+ Nguyên nhân: Bố mẹ cô nợ thống lí.

+ Mị đau khổ và khóc.

+ Mị uất ức, muốn chết nhưng không nỡ giết mình.

+ Từ đó Mị đi loanh quanh như con rùa nuôi trong góc nhà.

+ Thân phận Mị không bằng con trâu, con ngựa. + Mị ở trong 1 căn phòng vuông vắn cỡ bàn tay nên không biết trời nắng hay mưa mà chỉ nhìn thấy vầng trăng trắng mờ ảo.

⇒ Mị bị giam cầm về tinh thần và thể chất và Mị mất khái niệm về thời gian và không gian


+ Mị nghe thấy tiếng sáo. Đột nhiên tâm hồn Mị như phơi phơi trở lại. Mị uống ừng ực từng bát rượu ngày Tết

+ Nằm trong nhà nghe tiếng sáo ta nhớ về những ngày xưa êm đềm.

+ Mị thấy mình còn trẻ và Mị muốn ra ngoài.

+ Mị vào phòng thắp đèn, quấn tóc, mặc quần áo

⇒ Sức sống trong Mị như được nhen nhóm. + A Sử không muốn cho Mị ra ngoài.

⇒ Sức sống của cô tăng lên, nhưng bị A Sử dập tắt

+ Mị hay thức dậy nửa đêm để hơ lưng hơ tay cho đỡ lạnh

+ Mị cắt dây trói cứu A Phủ.

+ Trong khi sợ hãi Mị chạy theo A Phủ hướng tới cách mạng và sự tự do.

Câu 2 Trang 15 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập II:

* Tính cách của nhân vật A Phủ: Là 1 chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi, thạo công việc, cần cù, chịu khó, gan dạ, có bản lĩnh. Nhiều cô gái trong làng mê mẩn, nhưng “không có ruộng không có bạc không lấy được vợ”.

- Xuất thân: Là chàng trai nghèo, mồ côi cha mẹ từ bé, A Phủ bị người làng bắt đem bán, lưu lạc đến Hồng Ngài và lớn lên trong cảnh cày thuê, quốc mướn.

- Khi bị xử kiện: A Phủ gan góc chịu trận, im lặng như pho tượng đá.

- Dám đánh con trai của thống lí ⇒ Bị phạt vạ, trở thành tôi tớ cho nhà thống lí.

- Bị trói: Nhai đứt 2 vòng dây mây quật sức vùng chạy ⇒ Khát khao sống môt cách mãnh liệt.

- Khi trở thành người làm công để trả nợ, A Phủ vẫn là một con người tự do, không sợ cường quyền, xấu xa.

- Lúc để hổ ăn thịt bò, A Phủ xin được đi bắt hổ.

- Được Mị cởi dây trói, trốn khỏi nhà thống lí

⇒ Muốn được sống tự do Nhân vật A Phủ có các nét tiêu biểu của thanh niên miền núi Tây Bắc: chất phác, thật thà, hiền lành, dũng cảm... dù bị xô đẩy một số phận khốn khó mà vẫn không thôi khát khao tự do.

* Các nét khác biệt của nghệ thuật miêu tả nhân vật Mị và A Phủ:

MịA Phủ

- Xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm

- Mị được xây dựng từ 1 cái nhìn bên trong, để giúp ta khám phá và phát hiện nét đẹp của nhân vật ở khát khao được sống

- Xuất hiện ở giữa tác phẩm

- A Phủ được nhà văn nhìn từ bên ngoài, tạo thành nét nổi bật đặc sắc về tính cách và hành động để nhận thấy sự gan góc, táo bạo và mạnh mẽ của nhân vật.

Câu 3 Trang 15 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập II:

-Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:

+ Ông luôn có những phát hiện mới mẻ, thú vị về các nét lạ trong tập quán và phong tục của người dân miền núi Tây Bắc: tục cướp vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, ốp đồng, đêm tình mùa xuân, những trò chơi dân gian, cảnh cắt máu ăn thề…

+ Cách tạo dựng bối cảnh, tình huống, miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm của ông thường sống động và đầy chất thơ: cảnh mùa xuân về trên núi cao, lời ca, giai điệu tiếng sáo trong những đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày Tết.

+ Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc bởi sự tinh tế, đậm đà phong vị và màu sắc dân tộc.

+ Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi (tôi cướp được con gái bố làm vợ, ném pao, tiếng sáo, kèn lá).

Luyện tập:

Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Gợi ý:

- Sự đồng cảm, thương xót của tác giả trước số phận bất hạnh của Mị và A Phủ:

MịA Phủ

– Mị có số phận bất hạnh (nghèo và món nợ truyền kiếp)

– Thân phận con dâu gạt nợ của Mị cho nhà thống lí

+ Bị bóc lột sức lao động

+ Bị đày đọa tâm hồn

– Tác giả xót xa trước sự tê liệt hoàn toàn về tinh thần của Mị

– A Phủ, 1 nạn nhân khốn khổ của số phận (mồ côi, lưu lạc, khổ nghèo)

– A Phủ còn là nạn nhân của sự áp bức, bóc lột của cha con thống lí Pá Tra (thân phận đứa ở trừ nợ)

- Tô Hoài đã lên án các tội ác dã man của bọn phong kiến thống trị cùng các hủ tục lạc hậu:

Phong kiến thống trị (cha con thống lí Pá Tra)Hủ tục lạc hậu

- Bản chất là sự tham lam (cướp ruộng đất, cho vay nặng lãi…)

- Sự độc ác, tàn bạo và không có nhân tính (bóc lột sức lao động, phá hủy về tinh thần, xử kiện, phạt vạ, trói người đến chết…

- Tục cưới hỏi nặng nề (đưa cha mẹ Mị vào cảnh nợ nần)

- Tục lệ cướp vợ (biến Mị trở thành con dâu gạt nợ)

- Tục trình ma (áp chế, đầu độc bằng thần quyền khiến cho tê liệt ý chí và tinh thần phản kháng)

⇒ Tô Hoài viết một bản cáo trạng đanh thép tố cáo bọn phong kiến ​​thống trị vùng núi đã chà đạp, bóc lột không những sức lao động của họ mà tàn nhẫn hơn cả là chúng đã dập tắt ngọn lửa khát khao được sống ở những con người vô cùng đáng được sống.

- Tác giả đã phát hiện và ca ngợi các nét đẹp của con người vùng cao Tây Bắc:

MịA Phủ

- Người con gái đẹp

- Có biệt tài thổi sáo (Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo…)

- Tâm hồn khát vọng yêu đương (trai làng đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị…)

- Người con hiếu thảo…

- Khỏe mạnh, cường tráng

- Lao động giỏi ( biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi, đi săn bò tót rất bạo…)

- Tính tình mạnh mẽ, ngang tàng (trốn lên vùng núi cao, đánh A Sử…)

- Có khát khao tự do

- Ngợi ca sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ để thay đổi số phận:

MịA Phủ

Ngọn lửa của sự yêu đời, khát vọng sống, của khát khao tự do luôn chờ cơ hội để trỗi dậy.

Ngang tàng, gan dạ, giàu tinh thần phản kháng, chống trả lại cái xấu xa.

- Tô Hoài đã tìm ra 1 hướng giải thoát mới cho người nông dân miền núi:

Trước CMT8 (Nam Cao)Vợ chồng A Phủ

Truyện hay kết thúc một cách bi thảm, bế tắc (cái chết của bà lão, của lão Hạc, Chí Phèo…)

Con người là nạn nhân đau thương của hoàn cảnh

Từ sự nổi dậy tự phát đến nổi dậy 1 cách tự giác, Mị và A phủ đã chiến đấu, phản kháng để giải phóng chính mình, tiếp cận với ánh sáng cách mạng.