Soạn văn 12: Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)
Bố cục
2 phần
- Đoạn 1 từ đầu tới “ông lão và con thuyền”): Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô.
- Đoạn 2 là phần còn lại: Xan-ti-a-go chiến thắng trở về.
Nội dung bài học
Hình tượng ông lão đánh cá cô đơn dũng cảm săn được con cá lớn nhất trong đời là biểu tượng cho vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Việc chuyển hóa bức tranh với những nét vẽ trần trụi, chân thực và giản dị sang một tầng ý nghĩa chính là sự thể hiện nguyên tắc sáng tác của nó: tác phẩm nghệ thuật giống như 1 “tảng băng trôi”.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 Trang 135 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Qua những vòng lượn:
- Vòng lượn vẽ lên sự cố gắng cuối cùng nhưng cũng hết sức mãnh liệt của con cá:
+ Nỗ lực thoát khỏi vòng vây của người đánh cá.
+ Chú cá cũng dũng cảm, chống chọi không kém kẻ thù
⇒ Sự cố gắng cuối cùng rất mãnh liệt trong cuộc chiến đấu giành sự sống còn của con cá.
Câu 2 Trang 135 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
⇒ Cảm nhận từ xa tới gần, từ gián tiếp tới trực tiếp, từ bộ phận đến toàn thể. Từ đó tác giả xây dựng nét đẹp dũng mãnh của con cá
Biểu tượng cho thiên nhiên kì vĩCâu 3 Trang 135 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Việc cảm nhận khác thường của ông lão từ cuộc trò chuyện với con cá.
- Ông lão không những cảm nhận con cá nhờ thị giác và xúc giác, không những nhờ động tác mà còn nhờ cả trái tim và sự đồng cảm.
⇒ Mối liên hệ:
+ Người đi săn với con mồi
+ 2 kì phùng địch thủ
+ 2 người bạn
+ Con người với môi trường
+ Con người với cái đẹp, cái mơ ước.
- Tác giả đã diễn tả nét đẹp con cá là nhằm coi trọng nét đẹp của con người. Ông lão Xan-ti-a-gô là tượng trưng cho nét đẹp của Con người: thật giản dị và cũng thật kiên cường trong hành trình sinh tồn và chinh phục đỉnh cao khát vọng
⇒ Con cá kiếm là hình tượng biểu tượng cho nét đẹp của tự nhiên kì vĩ. Nó cũng là biểu tượng cho mong ước khát khao rất bình thường giản dị mà cũng vô cùng cao cả, kì diệu của con người.
Câu 4 Trang 135 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
* Hình tượng con cá kiếm trước và sau khi ông lão bắt được nó:
Con cá trước khi chết | Con cá sau khi chết |
---|---|
- Chỉ riêng cái bóng đen của nó đã làm kinh ngạc ông lão vốn là một người đi biển giỏi. - Khôn ngoan, cứng rắn và có sức chịu đựng tốt. ⇒ Con cá có sức mạnh to lớn, uy nghiêm và tráng lệ |
Dường như không muốn chấp nhận cái chết, nó lên khỏi mặt nước khoe vóc dáng to lớn, vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Con cá có màu trắng bạc, dựng đứng và lắc lư trong những con sóng. ⇒ Dù đối mặt với cái chết, con cá vẫn hiên ngang kiêu hãnh và oai phong. |
* Hình tượng con cá kiếm:
- Khát khao, lí tưởng của con người
- Hành trình thực hiện ước mơ của con người
- Hình ảnh con cá kiếm khi chết: kết thúc cuộc chinh phục khát vọng của con người => bắt đầu một hành trình mới.
* Qua biểu tượng con cá kiếm, gợi cho chúng ta bài học cần phải theo đuổi ước mơ và biến chúng thành hiện thực.
Luyện tập
Câu 1 Trang 135 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Trong văn bản, tác giả liên tục sử dụng từ "lão": 24 lần (15 lần trước và 9 lần sau khi giết con cá kiếm). Các hình thức này là dấu hiệu của hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật.
Nhà văn xây dựng nhân vật ông lão là một nhân vật có tâm trạng thất thường, một con người khiêm tốn, lo xa và thông minh: có 18 lần nhà văn sử dụng cụm từ lão (ông lão), nói, lão hứa với tính chất đối thoại. Nhưng trong tác phẩm, lời nói của ông lão cũng là lời độc thoại nội tâm được đối thoại hóa. Ông lão tự phân thân bản mình bằng cách nói chuyện với chính mình để tự động viên mình chiến đấu hết mình.
=> Bộc lộ sự kiên trì, ngoan cường, ý chí quyết tâm của ông lão, của con người: "Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại".
Câu 2 Trang 135 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Lối dịch tác phẩm "Ông già và biển cả" tạo thành sự cân xứng về nhịp điệu nhan đề. Sự đối lập giữa 2 đối tượng 1 "lão" già cả với biển lớn mênh mông và dữ dội. Nhan đề thể hiện: sức mạnh có hạn của con người đối hợp với sự vĩ đại bất tử của thiên nhiên.