Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn văn 12: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm

Soạn văn 12: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm

Bố cục

- Phần 1 20 câu đầu: sự nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

- Phần 2 Còn lại: lời của người ra đi và niềm nhớ Việt Bắc

Nội dung bài học

- Việt Bắc là bản hùng ca và còn là bản tình ca về cách mạng về cuộc chiến đấu

- Thể loại lục bát, cách kết cấu đối đáp, ngôn từ đậm sắc thái dân gian

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 Trang 114 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Bối cảnh ra đời

+ Cuối năm 1954, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của dân tộc ta dành thắng lợi.

+ Trung ương Đảng và chính phủ rời khỏi chiến khu Việt Bắc đến thủ đô HN sau 9 năm chiến đấu gian khổ, trường kì.

+ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để viết lại tình cảm và mối quan hệ liên kết khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ, người lính cách mạng.

- Sắc thái tình cảm của tác phẩm: bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình giữa cuộc chia tay.

- Cách đối đáp: lối xưng hô mình- ta.

Câu 2 Trang 114 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Tự nhiên Việt Bắc

+ Tự nhiên Việt Bắc xuất hiện có vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ quê hương cách mạng.

+ Nét đẹp phong phú theo thời gian, không gian không giống nhau: sương sớm nắng chiều trăng khuya,..

+ Nhất là "bức tranh tứ bình" của Việt Bắc ở 4 mùa:

• Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi...

• Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng...

• Mùa hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng...

• Mùa thu: Rừng thu trăng gọi hòa bình...

+ Tự nhiên có sự liên kết với con người:

• Hình ảnh làng bản ấm cúng

• Hình ảnh sinh hoạt kháng chiến của chiến khu

• Hình ảnh thơ mộng, ân tình

• Hình ảnh sinh hoạt đặc trưng ở Việt Bắc

- Con người Việt Bắc

+ Trong sự hồi tưởng, tác giả nhớ tới những con người Việt Bắc, trên cái nền chung của núi rừng: có người đan nón, cô em gái hái măng,....

+ Cuộc sống yên bình, êm ả của con người ở nơi đây:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa

+ Cuộc sống khó khăn, gian khổ trong kháng chiến mà chứa chan tình yêu thương:

Thương nhau chia củ sắn bùi

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.

Câu 3 Trang 114 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Hình ảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được xây dựng đầy ấn tượng:

+ Cả đất nước chất chứa lòng căm thù giặc xâm lược: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.

+ Khó khăn, gian khổ mà vẫn nhiều lạc quan: Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

+ Nét đẹp của núi rừng đã cùng ta giết giặc:

+ Hình tượng hùng tráng của bức họa Việt Bắc xuất quân: Những đường Việt Bắc của ta...

- Ý nghĩa của Việt Bắc:

+ Là cái nôi của cách mạng và kháng chiến

+ Là nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở cho các cán bộ chiến sĩ từ những ngày đầu của cách mạng và sau này là kháng chiến chống Pháp.

Câu 4 Trang 114 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc được biểu hiện qua đoạn trích

+ Thể loại lục bát truyền thống của dân tộc.

+ Cấu trúc đối đáp của ca dao, dân ca, giao duyên.

+ Cách thức đối đáp: đậm đà phong vị ca dao, dân ca, chủ âm mà ngọt ngào, tha thiết.

+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, quyến luyến của đoạn thơ.

Luyện tập

1. Sự tài hoa của Tố Hữu qua việc vận dụng cặp xưng hô ta- mình:

- Đại từ xưng hô “ta - mình” quen thuộc trong ca dao và trong cách xưng hô của những đôi lứa ngày xưa.

- 2 đại từ đó có sự hoán đổi cho nhau, không thể tách rời, tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2

- Tố Hữu tự phân thân để bày tỏ tâm trạng của niềm yêu thương trên quê hương đất nước

2. Căn cứ vào phần soạn bài trên để bình luận, có thể bình luận về bộ tranh tứ bình, nét đẹp con người Việt Bắc,...