Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả

Soạn văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả

Văn học Hồ Chí Minh là di sản vô giá, là bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.

+ Hồ Chí Minh quan niệm văn học là vũ khí sắc bén của sự nghiệp cách mạng

+ HCM luôn tự hỏi: Viết cho ai? , Viết để làm gì? sau đó mới quyết định: Viết cái gì? , Viết thế nào?

Phong cách nghệ thuật của ông rất độc đáo và đa dạng

+ Thể loại chính luận thường ngắn gọn, súc tích, chủ đề sắc sảo và có sức thuyết phục.

+ Thể loại truyện kí hiện đại mang tính chiến đấu mạnh mẽ và trào phúng sắc bén

+ Thơ có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển với hiện đại, giữa chất trữ tình với chất thép, giữa sự trong sáng giản dị với sự hàm súc sâu sắc.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 Trang 29 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Quan niệm sáng tác của Hồ Chí Minh:

+ Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một chiến sĩ.

+ Hồ Chí Minh luôn đề cao tính trung thực và tính dân tộc của văn học

• Nhà văn phải miêu tả chân thực, hùng hồn, hiện thực cuộc sống phong phú và phải giữ được tình cảm chân thực.

• Nhà văn phải cảm thấy rằng họ đang phát huy tinh thần và cốt cách dân tộc.

Nhà văn phải tìm tòi, sáng tạo.

+ Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.

Quan điểm ​​trên chiếm ưu thế đặc trưng cho sự nghiệp văn học của Bác, đưa đến những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc, hình thức biểu đạt sinh động, khác biệt.

Câu 2 Trang 29 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Văn chính luận

+ Những thập niên đầu TK XX: các bài văn chính luận dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Người cùng khổ, đặc biệt là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

+ Bản tuyên ngôn độc lập

+ Các văn kiện viết trong kháng chiến: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1946),.....

- Truyện và kí

+ Thời kì ở Pháp: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)...

+ Thời kì hoạt động CM sau này: Nhật ký chìm tàu (1931), Vừa đi đường về kể chuyện (1963)...

- Thơ ca

+ Tập thơ "Nhật ký trong tù" có 134 bài

+ Tập Thơ Hồ Chí Minh có 86 bài

+ Tập Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh có 36 bài.

Câu 3 Trang 29 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Tính độc đáo

+ Văn chính luận thường ngắn gọn, súc tích, lí lẽ và lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục

+ Truyện và hồi kí rất hiện đại, mang tính chiến đấu cao và trào phùng biếm sắc bén.

+ Thơ lan tỏa mạnh mẽ, gần gũi với ca dao, giản dị, dễ đọc và nhớ.

- Đa dạng:

+ Viết ở nhiều thể loại

+ Viết bằng nhiều thứ tiếng: Pháp, Hán, Việt, ...

- Luôn nhất quán

+ Lối viết ngắn gọn, rõ ràng, giản dị

+ Vận dụng linh hoạt các bút pháp trong các nghệ thuật khác nhau.

+ Hình ảnh nghệ thuật vận động hướng tới ánh sáng tương lai.

Luyện tập

1. Gợi ý tham khảo

Màu sắc cổ điển mang phong vị cổ điển trong Đường Thi

+ Thể thơ: tứ tuyệt Đường luật

+ Hình tượng: cánh chim, làn mây là các hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ

+ Thời gian: chạng vạng, chiều tà

+ Tâm trạng: nỗi buồn, cô đơn trên đường dài, nỗi buồn xa xứ.

Màu sắc hiện đại:

+ Hình ảnh trữ tình: một con người tràn đầy sức xuân miệt mài lao động nhằm xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình

+ Giọng điệu: nồng nhiệt, sôi nổi, tự tin.

+ Hình ảnh: ngọn lửa hồng xóa tan mọi tăm tối, lạnh lẽo (2 câu sau. )

+ Tâm trạng tác giả: phấn khởi, chờ đợi cuộc sống mai sau tươi sáng.

2. Bài học rút ra khi học đọc những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù

- Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp

- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống

- Tình người, lòng nhân đạo,

- Lòng yêu nước sâu sắc

Bản 2. Soạn văn: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả (siêu ngắn)

Câu 1 Trang 29 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:

- Văn học là một thứ vũ khí phục vụ mục đích cách mạng

- Coi trọng tính chân thật của một tác phẩm văn chương

- Trước khi viết, bao giờ Hồ Chí Minh cũng tự mình đặt ra câu hỏi viết cho ai, viết để là gì, viết cái gì và viết như thế nào.

Câu 2 Trang 29 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Văn chính luận:

+ Đặc điểm: Không chỉ được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại, bằng những lời văn chặt chẽ, súc tích

+ Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,...

- Truyện và kí:

+ Đặc điểm: trí tưởng tượng phong phú, một vốn văn hóa sâu rộng, một trí tuệ sắc sảo và một trái tim đầy nhiệt huyết yêu nước

+ Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Đồng tâm nhất trí,...

- Thơ ca:

+ Đặc điểm: hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng nỗi nước nhà mà phong thái vẫn ung dung, hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng luôn làm chủ tình thế và tin tưởng vào tương lai,..

+ Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù

Câu 3 Trang 29 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng:

- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, có bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.

- Truyện và kí: rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

- Thơ nghệ thuật có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất “thép”, giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc.

Luyện tập

Câu 1 Trang 29 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Bút pháp cổ điển:

+ Chủ đề: bức họa tự nhiên buổi chiều tà

+ Hình tượng thơ: cánh chim, làn mây

+ Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt

+ Bút pháp: lấy động tả tĩnh

- Bút pháp hiện đại:

+ Coi con người làm trung tâm

Câu 2 Trang 29 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn

- Luôn có ý chí, nghị lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn và thử thách