Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn văn 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Soạn văn 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

- Bài văn nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí hay có những nội dung dưới đây:

+ Giới thiệu và phân thích tư tưởng đạo lí cần bình luận

+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ các biểu hiện sai trái có liên quan đến vấn đề cần bình luận

+ Trình bày ý nghĩa, đưa ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

- Diễn đạt phải chính xác mạch lạc, có thể dùng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải đúng chừng mực

Luyện tập

Bài 1 - Trang 21,22 sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

a. Vấn đề cần bàn luận là phẩm chất văn hóa trong từng con người.

- Đặt tên: Văn hóa của con người, văn hóa và ứng xử văn hóa,..

b. Tác giả vận dụng những thao tác lập luận:

- Đoạn từ đầu đến "hạn chế về trí tuệ và văn hoá": giải thích + chứng minh

- Những đoạn còn lại là thao tác bình luận, phân tích

c. Lối diễn đạt của văn bản rất sinh động và lôi cuốn:

- Vận dụng một loạt các câu hỏi tu từ

- Kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp vừa tóm lại những luận điểm, lại tạo ấn tượng đối với người đọc.

Bài 2 Trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

A, Mở vài:

Giới thiệu, trình bày vấn đề cần bàn luận.

B, Thân bài

- Giải thích lí tưởng là gì?

- Phân tích vai trò, ý nghĩa của lí tưởng: ngọn đèn soi sáng chỉ lối sống cho con người.

- Bình luận: Tại sao sống phải có lí tưởng?

- Suy nghĩ của mình đối với ý kiến của tác giả.

C, Kết bài: Tổng quát lại vấn đề nghị luận.

Bản 2/ Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (siêu ngắn)

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Câu 1 Trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

a. Tìm hiểu đề

- Vấn đề cần bàn luận: sống đẹp

- Đối với thanh niên và học sinh, sống đẹp là sống có ích, có lí tưởng, ước mơ, có ý chí và lòng quyết tâm, biết thương yêu mọi người xung quanh

- Phẩm chất phải rèn luyện: kiên trì, chăm chỉ, dũng cảm, cần cù,...

- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...

- Tư liệu thuộc tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Có thể sử dụng tư liệu trong văn học.

b. Lập dàn ý

Mở bài:

- Thể hiện thực trạng lối sống của giới trẻ hiện nay (mặt tích cực và tiêu cực)

- Trích nguyên văn câu nói của Tố Hữu

Thân bài:

- Giải thích: sống đẹp là lẽ sống có ích, sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão,...

- Biểu hiện:

+ Đặt ra mục đích, có lí tưởng và nỗ lực để đạt được nó: Tấm gương vượt khó học giỏi, những tấm gương ở văn học (Thầy Nguyễn Ngọc Kí,... )

+ Những người sẵn sàng hy sinh bản thân, hi sinh tuổi trẻ cho gia đình, quê hương (những anh hùng dân tộc ở thời chiến, những chiến sĩ bộ đội ở biên giới, hải đảo,... )

+ Cuộc sống mang tình yêu thương, sự quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh,...

- Lên án lối sống ích kỉ, chùn bước trước khó khăn, sống không có mục đích, ăn chơi, đua đòi,...

- Biện pháp: rèn luyện, trau dồi mỗi ngày, đặt ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng hoàn thiện nó,...

Kết bài:

Khẳng định câu nói của Tố Hữu và vai trò của sống đẹp

Câu 2 Trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Mở bài:

Trình bày vấn đề cần bàn luận

- Thân bài:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí

+ Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai trái của vấn đề cần bàn luận

+ Trình bày ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình

- Kết bài: Tổng hợp lại vấn đề nghị luận

Luyện tập

Câu 1 Trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

a.

- Vấn đề mà tác giả nói lên: Văn hóa và biểu hiện của văn hóa ở con người

- Đặt tên cho văn bản: Văn hóa và con người

b. Các thao tác lập luận: Giải thích; Chứng minh; Phân tích; Bình luận

Câu 2 Trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

a. Mở bài

Trình bày vấn đề cần bàn luận

b. Thân bài

- Giải thích:

+ Lí tưởng: Đích đến mà con người hướng tới, mục đích mà mỗi người mong muốn đạt được

+ Cuộc sống: Giá trị sống, giá trị của mỗi người trong cuộc đời

=> Câu nói nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của lí tưởng đối với con người, đó là ngọn đèn chiếu sáng cho hành động của từng người đạt được mong muốn.

- Phân tích, chứng minh:

+ Lí tưởng có ý nghĩa to lớn đối với từng người (khiến con người phấn đấu đạt đến mọi điều tốt đẹp, khẳng định giá trị của chính mình,... )

+ Tuy nhiên, có những người sống không có lí tưởng, hay lí tưởng vượt xa khả năng thực tế, cần lên án những điều đó

- Bài học cho từng người:

+ Đề ra cho riêng mình mục đích phấn đấu rõ ràng

+ Cố gắng hết mình để đạt mục đích đề ra

c. Kết bài

Tóm tắt lại vấn đề nghị luận