Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn văn 12: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Soạn văn 12: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

- Phần 1 (từ đầu... Làm nên đất nước muôn đời): các khám phá mới mẻ của đất nước qua cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm.

- Phần 2 (còn lại): khai thác sâu tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của nhân dân”.

Nội dung bài học

- Đoạn trích bộc lộ cảm nghĩ mới mẻ của nhà thơ về đất nước qua các nét đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên các phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,.....

- Đóng góp riêng của đoạn trích là tư tưởng đất nước của nhân dân bằng cách thức biểu đạt giàu suy tưởng, giọng điệu trữ tình - chính trị tha thiết

- Những chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng sáng tạo mang lại sức hấp dẫn cho đoạn trích

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 Trang 122 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Kết cấu như trên

- Trình tự bộc lộ mạch suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ: thể hiện cảm nhận về đất nước trên các phương diện và lí giải của nhà thơ về đất nước, khiến nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân"

Câu 2 Trang 122 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Trong phần đầu của bài, nhà thơ thể hiện cảm nhận về đất nước trên các phương diện đó là:

+ Cội nguồn của đất nước:

• Đất nước được bắt nguồn từ những điều gần gũi nhất, giản dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.

• Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục tập quán, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc.

+ Khái niệm đất nước

• Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí.

• Đất nước gắn bó với không gian của tình yêu đôi lứa.

• Đất nước là chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại – tương lai).

+ Trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước

• Hiện nay: khẳng định trong mỗi người nói chung đều tồn tại 1 phần đất nước, đất nước hóa thân vào huyết mạch của con người.

• Mơ về tương lai: “Mai này con ta lớn lên... ngày tháng mơ mộng”

- Sự cảm nhận của tác giả vừa thiêng liêng, lại sâu xa, to lớn mà vẫn gần gũi với cuộc đời của con người.

Câu 3 Trang 122 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

* Tư tưởng đất nước của nhân dân

- Không gian địa lý

+ Đất nước là các địa danh, các danh lam thắng cảnh kì thú, là cuộc sống, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.

+ Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng lại cả một diện mạo non sông đất nước

- Thời gian lịch sử

+ Tác giả nhấn mạnh tới các con người làm nên đất nước chính là các con người góp phần bảo vệ đất nước.

+ Họ là người bảo vệ đất nước, chính các con người vô danh giản dị đó đã góp xương máu cho đất nước mình

- Bản chất của nhân dân

+ Nhân dân sáng tạo ra toàn bộ giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.

+ Nhân dân đã tạo nên văn hóa nờ tính cách và tâm hồn mình: mê đắm trong tình yêu, coi trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh

* Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và các bài thơ thời chống Mĩ cứu nước, NKĐ khẳng định đất nước đó chính là nhân dân, nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ nhân dân mà đất nước trường tồn.

Câu 4 Trang 122 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Lối vận dụng chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ trong tác phẩm:

+ Tính dân gian được vận dụng rất phong phú và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, những truyện cổ tích

+ Lối sử dụng của nhà thơ thường là chỉ mở ra qua 1 số chữ của câu ca dao hay 1 hình tượng, 1 chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích,.....

+ Tính dân gian được thấm sâu tới tư tưởng và cảm xúc của nhà thơ, tạo ra 1 đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở tác phẩm này.

- Ý nghĩa: đưa người đọc tới 1 thế giới lãng mạn của ca dao, truyền thuyết dân gian nhưng vẫn có sắc thái hiện đại.