Soạn văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm
- Phần 1: (từ đầu... "không chối cãi được"): căn cứ pháp lý và chính nghĩa
- Phần 2: (tiếp.... "phải được độc lập"): vạch trần bộ mặt tàn ác của thực dân Pháp
- Phần 3: (còn lại) sự tuyên bố độc lập của nhân tộc ta
Nội dung bài học
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử tuyên bố trước toàn dân đồng bào và thế giới về sự chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, đánh dấu một kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc ta
- Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực.
+ Lập luận chặt chẽ và lí lẽ đanh thép.
+ Ngôn từ hùng hồn vừa tố cáo tội ác của thực dân Pháp, ngăn ngừa âm mưu tái xâm lược nước ta của những thế lực thù địch, lại bộc lộ tình yêu nước, khao khát độc lập tự do.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 Trang 41 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Kết cấu như trên
Câu 2 Trang 41 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Sự trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ biểu hiện lối lập luận sắc bén và khéo léo của tác giả
+ Dùng làm căn cứ pháp lý tuyên bố sự độc lập cho dân tộc mình.
+ Đó là căn cứ suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới
- Vai trò về mặt lập luận:
+ Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập
+ Bộc lộ sự khôn khéo, quyết liệt ở cách chiến đấu với kẻ thù
+ Cách thức “gậy ông đập lưng ông” sử dụng chính lí lẽ chính nghĩa của Pháp, Mĩ đập lại luận điệu xảo trá của chính chúng
Câu 3 Trang 41 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Hồ Chí Minh đã tố cáo bộ mặt nhân danh khai hóa thực dân bằng lí lẽ và sự thật chính xác:
+ Tội ác tạo ra ở mọi mặt của đời sống:
• Về chính trị: chia để trị, lập ra các nhà tù,....
• Về kinh tế: Chúng bóc lột... chúng cướp... chúng giữ...
• Về quân sự: Lúc phát xít Nhật tới xâm lăng Đông Dương... thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng.... bán nước ta 2 lần cho phát xít...
+ Gây nên tội ác với toàn bộ đối tượng tầng lớp: dân cày, dân buôn, tư sản, công nhân, học sinh….
- HCM chỉ rõ: Pháp không chỉ không bảo hộ được mà "trong vòng 5 năm đã bán nước ta 2 lần cho Nhật".
- Bản Tuyên ngôn chỉ rõ chúng chính là kẻ phản bội Đồng minh, đã hai lần dâng Đông Dương cho Nhật
- HCM chỉ rõ: Đông Dương đã thành thuộc địa của Nhật và dân tộc ta đứng lên giành lại quyền độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
=> Bản tuyên ngôn của Bác khẳng định sự thực, lí lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập nước ta giành được từ đấu tranh.
Câu 4 Trang 41 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Ngắn gọn, giản dị, súc tích:
+ ND có tính lịch sử trọng đại được cô đọng trên 3 trang giấy
+ Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu
+ Lối diễn đạt ngắn gọn nhưng giàu ý tứ.
- Trong sáng:
+ Trong việc dùng từ đặt câu, tuân theo những quy tắc và chuẩn mực của tiếng Việt.
+ Trong thái độ rõ ràng, yêu ghét phân minh ở lập trường chính nghĩa.
- Đanh thép và sắc xảo:
+ Bộc lộ tính chiến đấu không khoan nhượng
+ Thái độ dứt khoát bộc lộ 1 bản lĩnh vững vàng, phi thường, sắc sảo ở trí tuệ
+ Cách lập luận chặt chẽ và sắc bén.
=> Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, mang ý nghĩa lịch sử to lớn
Luyện tập
- Tác phẩm là áng văn chính luận đã làm lay động hàng chục triệu con tim của dân tộc VN do:
+ Khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc VN
+ Tác phẩm là tuyên ngôn cho nền độc lập của dân tộc, được các thế hệ trước đánh đổi bằng cả máu và nước mắt
+ Khẳng định tinh thần bảo vệ đến cùng nền độc lập tự do
+ Thể hiện tấm lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khát vọng độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ sự tự do, độc lập trong tác giả
+ Tấm lòng đó đã truyền ngọn lửa yêu nước cho hàng triệu trái tim VN
Bản 2. Soạn văn: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (siêu ngắn)
Câu 1 Trang 41 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu... “không ai chối cãi được”): trình bày nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn độc lập - căn cứ pháp lý của của tác phẩm
- Phần 2 (tiếp đó... “phải được độc lập”): Lên án tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta - Căn cứ thực tiễn của tác phẩm
- Phần 3 (còn lại): lời tuyên ngôn độc lập và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc
Câu 2 Trang 41 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Vai trò của việc trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Pháp:
- Bảo đảm sự khách quan, xác đáng của dẫn chứng, tạo tiền đề cơ sở lí luận nhằm tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn
- Bộc lộ lối tiếp cận lẽ phải một cách khôn ngoan, tài tình của Bác. Từ đó, bộc lộ sự tôn trọng các giá trị, lẽ phải được chỉ ra ở 2 bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ
- Dùng biện pháp “gậy ông đập lưng ông” để ngăn ngừa dã tâm xâm lược của chúng
- Bộc lộ niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi đặt ba bản Tuyên ngôn, ba nền độc lập ngang bằng nhau
Câu 3 Trang 42 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Các lập luận HCM đưa ra nhằm khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc VN ta là:
- Chỉ rõ tội ác của kẻ thù từ sự thực của chính sách “khai hóa” của chúng:
+ Chỉ ra minh chứng về tội ác của kẻ thù trên tất cả các phương diện: chính trị, văn hóa – xã hôi – giáo dục, kinh tế
+ Vận dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê những tội ác trên mỗi lĩnh vực), điệp từ (chúng) nhấn mạnh tội ác chồng chất, trái với nhân văn, chính nghĩa của kẻ địch - Vạch rõ sự thật về chính sách “bảo hộ” của thực dân Pháp:
+ Mùa thu năm 1940, khi “phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. ”
+ 9 - 3 - 1945, Nhật tước khí giới quân đội Pháp thì “Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. ”
=> Trong 5 năm, chúng bán nước ta 2 lần cho Nhật.
- Trình bày sự thực về cách mạng VN:
+ Dân tộc VN đã đứng về phe đồng minh, chống phát xít Nhật; dân tộc VN giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp
+ Sự khoan hồng và nhân văn của cách mạng VN
=> Từ các lí lẽ sắc bén, dẫn chững thuyết phục, Bác đã khẳng định độc lập, tự do của đất nước ta
Câu 4 Trang 42 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Lí lẽ chặt chẽ: bộc lộ từ bố cục bài viết chặt chẽ, luận điểm rõ ràng
+ Phần mở đầu: trình bày tiền đề, căn cứ pháp lí của tác phẩm
+ Phần thứ 2: Trình bày cơ sở thực tiễn của lời Tuyên ngôn. Căn cứ thực tiễn ấy là tội ác của thực dân Pháp ở VN và thực tiễn về cách mạng VN – 1 cuộc cách mạng hoàn toàn nhân đạo và chính nghĩa
+ Phần kết: Qua cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, Bác đi đến lời tuyên ngôn.
- Lí lẽ sắc bén:
+ Sử dụng 2 bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ – các lẽ phải đã được mọi người công nhận nhằm làm cơ sở lí luận và trên cơ sở đó “suy rộng” ra quyền dân tộc
+ Minh chứng xác đáng
+ Lối dùng những quan hệ từ như “thế mà”, “tuy vậy”, ‘bởi thế cho nên”,...
- Ngôn từ hùng hồn:
+ Vận dụng ngôn ngữ xác đáng
+ Đanh thép, mạnh mẽ để buộc tội kẻ thù và hùng hồn, trang trọng ở lời tuyên ngôn
Luyện tập
Câu 1 Trang 42 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” từ lúc ra đời cho đến hiện tại là một áng văn chính luận có sức lay động hàng chục triệu trái tim con người VN, do:
- Bản Tuyên ngôn là sản phẩm của 1 trí tuệ sáng suốt, 1 tầm tư tưởng và văn hóa lớn
+ Cấu trúc bản tuyên ngôn: ba phần rõ ràng, mạch lạc. Qua cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong 2 phần đầu đi tới lời tuyên ngôn ở phần cuối giống như một lẽ tất yếu
+ Thủ pháp lập luận sắc bén, dẫn chứng xác đáng:
• Hệ thống luận điểm rõ ràng
• Bằng chứng xác đáng: cụm từ “sự thật là” được láy đi láy lại nhiều lần
• Lối vận dụng các quan hệ từ: thế mà, tuy vậy,..
- Bản tuyên ngôn còn là sản phẩm của các tình cảm lớn – tình yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập cho đất nước và lòng căm thù giặc
+ Biện pháp điệp từ “chúng”
+ Vận dụng câu văn giàu hình tượng
+ Giọng điệu chính luận đa dạng: đanh thép lúc vạch tội kẻ thù, ôn tồn, thấu tình đạt lí khi nói về cuộc chiến của nhân dân, hùng hồn, trang trọng ở lời tuyên ngôn
Nội dung chính của văn bản
- Giá trị nội dung:
+ Tuyên ngôn độc lập là một tài liệu lịch tuyên bố trước thế giới, đồng bào và thế giới việc chấm dứt chế độ thuộc địa và phong kiến của đất nước chúng ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập và tự do của VN
+ Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của Tội ác của thực dân Pháp, ngăn cản âm mưu xâm chiếm đất nước của các nhóm thù địch của chúng ta và các phe nhóm có hội quốc tế, lại thể hiện tình yêu và khát nước, để độc lập của tác giả
- Giá trị nghệ thuật:
+ Lập luận nghiêm ngặt, công cụ thép, bằng chứng xác thực
+ Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đan thép khi bạn tố cáo tội ác của kẻ thù lại đầy tình yêu, ngôn từ châm biếm
+ Hình ảnh gợi cảm
Bài trước: Soạn văn 12: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Bài tiếp: Soạn văn 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)