Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Soạn văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Đoạn trích bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" là đoạn văn súc tích đầy chất thơ về sông Hương
- Điểm đặc sắc tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn thơ là các cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ 1 vốn hiểu biết đa dạng về ăn hóa, lịch sử, địa lí, văn học cùng văn phong tao nhã, hướng nội và tinh tế

Bố cục

- Đoạn 1 từ đầu tới "quê hương xứ sở": hành trình của con sông Hương
- Đoạn 2 là phần còn lại: sông Hương của lịch sử, thơ ca

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

+ Tác giả mô tả dòng sông đẹp và thơ mộng với những hình ảnh ấn tượng:

• Một khúc trường ca của rừng già

• Rầm rộ giữa sự rực rỡ giữa rừng cây đại ngàn, mạnh mẽ qua các ghềnh thác

• Dịu dàng và đắm say giữa các dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng

+ Lối vận dụng ngôn ngữ độc đáo: khúc trường ca của rừng già, dịu dàng và say đắm...

+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh sự kết hợp giữa sự nhân hóa:

• Sông Hương sống 1 nửa cuộc đời của nó với tư cách là một cô gái Di - tự do và hoang dãi

• Rừng già đã hun đúc cho nó 1 sự can đảm, 1 linh hồn tự do và tươi sáng...

+ Đầu bài viết, người đọc đã nghe tài năng tài năng của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Liên tưởng, thú vị, chính xác, các từ ngữ gợi cảm,... hấp dẫn đối với con sông thơ mộng

+ Cuối cùng, tác giả thể hiện trọn vẹn con sông, tâm hồn sâu thẳm của nó, dẫn dắt, mở sang đoạn tiếp.

Câu 2 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Khúc tả con sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại ô thành phố bộc lộ:
+ Tài hoa, sự quan sát, vận dụng ngôn từ của nhà văn
+ Sự am hiểu tường tận về vị trí địa lý, đặc điểm của dòng sông
+ Cách liên tưởng, so sánh tinh tế, thú vị
+ Sự am hiểu về kiến thức văn hóa, văn chương
- Hiệu quả nghệ thuật: diễn tả được nét đẹp trầm mặc, cổ điển cùng với sự tươi mới, hiện đại

Câu 3 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Khi chảy tới thành phố Huế, sông Hương trở nên vui tươi hẳn, đặc biệt chậm rãi và êm dịu.
+ Nhà văn đã vận dụng các hình tượng, những lối ví von so sánh đầy tạo bạo:
Phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non...
• Điệu slow tình cảm riêng dành cho Huế.
+ Sông Hương gặp thành phố như hòa quyện với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, đặc biệt êm dịu, lãng mạn.
+ Nhà văn so sánh các điểm đặc trưng của sông Hương với các dòng sông: sông Xen, sông Đa – nuýp, sông Nê – va, .......
- Nhà văn đã dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho dòng sông này, thấu hiểu và nhận thấy nét đẹp của dòng sông.

Câu 4 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Nhà văn đã tô đậm dòng sông nhiều nét nên thơ dịu dàng, hoang dã, đã tình, lịch lãm, cổ kính của sông Hương.
- Lối nhìn độc đáo có tính khám phá của nhà văn.
+ Từ điểm nhìn văn hóa truyền thống lịch sử nhà văn xây dựng sông Hương với điểm tính cách đặc biệt.
+ Thể hiện chân thật hình tượng lịch sử và phẩm chất riêng của người Huế, đặc biệt nét đẹp dịu dàng, đằm thắm của người con gái Huế.
+ Điểm nhìn độc đáo đa chiều, lối diễn tả phong phú.

Câu 5 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Ngòi bút độc đáo, truyền cảm và tài hoa của tác giả trong thể loại tùy bút.

- Hiểu biết sâu sắc về lịch sử văn hoá, nghệ thuật…

- Ngôn ngữ phong phú, mềm mại, giàu hình ảnh

- Kết hợp các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá…

Kết hợp nhuần nhuyễn, điêu luyện giữa tình cảm và trí tuệ, giữa chủ quan và khách quan.

Luyện tập

Những người yêu thích đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn:

+ Giữa núi rừng Trường Sơn, sông Hương ẩn chứa 1 nét đẹp riêng, mềm mại, mạnh mẽ, uyển chuyển mà dữ dội.

+ Sông Hương là khúc hùng ca của rừng già, sông Hương chẳng khác nào cô gái Di- gan phóng khoáng, man dại.

+ Những hình ảnh so sánh mới lạ, độc đáo làm nổi bật tính cách đối lập của sông Hương.

Bản 2. Soạn văn: Ai đã đặt tên cho dòng sông (siêu ngắn)

Bố cục của tác phẩm gồm 2 phần:

- Đoạn 1 từ đầu tới “quê hương xứ sở”: Thủy trình của sông Hương.

- Đoạn 2 là phần còn lại: Nét đẹp lịch sử, văn hóa và thơ ca của sông Hương.

Câu 1 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Sông Hương ở vùng thượng lưu được tác giả miêu tả:

- Sông Hương giống “một bản trường ca của rừng già”: “rầm rộ... màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “rừng già đã hun đúc... tự do và trong sáng”

=> Tác giả Ngọc Tường đã vận dụng các từ ngữ tạo hình, tạo nên nét đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn vừa hùng vĩ, man dại vừa trữ tình, say đắm lòng người.

- Tác giả đã khéo léo so sánh sông Hương với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, nhân hóa sông Hương thành 1 thực thể sống động và có hồn

- Hình tượng so sánh đặc sắc: Sông Hương giống 1 người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

Câu 2 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Đoạn tả sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất trong ngòi bút tác giả như sau:

+ Liên tưởng của tác giả vô cùng phong phú.

+ Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa độc đáo và hấp dẫn.

+ Vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực.

- Hiệu quả: góp phần bộc lộ tình yêu của nhà văn đối với dòng sông và làm cho hình ảnh dòng sông hiện lên rõ nét, chân thực và đẹp đẽ.

Câu 3 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

* Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có những nét đặc trưng:

- Nét đẹp của dòng sông khi chảy vào thành phố có nét khác biệt so với khu chảy ở ngoại ô.

- Dòng sông trở nên vui tươi nhưng cũng rất êm dịu, như một điệu slow tình cảm của xứ Huế.

- Dòng sông như người con gái tinh tế đánh đàn trong đêm khuya.

* Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của sông Hương cho thấy tình cảm yêu mến đặc biệt mà tác giả đã và đang dành cho con sông này. Tác giả thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

Câu 4 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Tác giả đã tô đậm những phẩm chất của sông Hương qua lịch sử và thơ ca:

* Dòng sông lịch sử

- Tên của dòng sông được ghi trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi.

- Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của xứ Huế, của đất nước:

+ Là điểm tựa, bảo vệ biên giới thời Đại Việt.

+ Thế kỉ XVIII, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ.

+ Nó đọng lại đến bầm da, tím máu, “nó sống hết lịch sử bi tráng của thể kỉ XIX”.

+ Nó đi vào thời đại của cuộc cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.

+ Nó chứng kiến cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân năm 1968.

* Nét đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa.

- Tác giả cho rằng đó là một dòng thi ca về sông hương, đó là một dòng sông không bao giờ lặp lại mình.

- Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế.

Câu 5 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Nét riêng trong phong cách của tác giả:

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...

- Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

Luyện tập

Câu 1 Trang 203 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa.

- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực.

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa... ).

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.

Nội dung chính của văn bản:

- Nội dung: với những trang viết mê đắm, tài hoa, bài kí cho chúng ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình, cái nôi của nền văn hóa Huế.

- Nghệ thuật: văn phong hướng nội, súc tích, hình tượng giàu sức liên tưởng, ngôn từ phong phú, giàu chất thơ,...