Soạn văn 12: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)
Câu 1 Trang 88 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
- Chị Hoài sở hữu nét đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: dáng người thon gọn trong cái ông lông trần hạt lựu… cặp mắt 2 mí đằm thắm và khuôn miệng cười rất tươi.
- Sự đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử chuẩn mực, quan hệ với mọi người.
- Chị Hoài xuất hiện vào thời điểm rất có ý nghĩa: buổi chiều ngày 30 Tết – ngày lễ cổ truyền của đất nước
=> Đó là thời điểm thiêng liêng nhất của tình cảm gia đình, làm thức tỉnh tình cảm thiêng liêng về gia tộc.
⇒ Nhân vật Hoài là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống quý báu trước những “cơn địa chấn” xã hội.
- Mọi người yêu thương và trân quý chị vì từ chị luôn toát lên các phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, nghĩa tình, thủy chung. Chị Hoài – hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ VN truyền thống, đó là sợi dây kết nối, xóa đi những khoảng cách vô hình mà xã hội với nền kinh tế thị trường, với sự toan tính vụ lợi làm mất đi các giá trị tốt đẹp, làm nguội lạnh đi quan hệ tình cảm thiêng liêng của gia đình.
Câu 2 Trang 88 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Bằng và chị Hoài ở cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên:
Ông Bằng | Chị Hoài |
---|---|
- Thấy xôn xao tin chị Hoài lên - Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng 1 chút ngẩn ngơ. Rồi mắt ông chớp liên tục, môi ông bật không ra tiếng, có cảm giác ông sắp òa khóc - “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư con? ” => Thể hiện niềm vui mừng và xúc động. | - “Gần như không chủ động được mình lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản… kịp hãm lại khi còn cách ông già 2 hàng gạch hoa” - Tiếng gọi của Hoài nghẹn ngào giữa tiếng “nấc” của ông. |
⇒ Khung cảnh gặp gỡ vui mừng xen lẫn 1 niềm tiếc thương đau buồn.
⇒ Sự xuất hiện của chị Hoài làm cho sự cô đơn của ông Bằng được giải tỏa, như có thêm niềm tin cho cuộc đấu tranh giữ gìn những điều tốt đẹp của truyền thống gia đình.
Câu 3 Trang 88 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng ở bàn thờ:
- Tạo nỗi nhớ về cội nguồn, về những giá trị truyền thống của đất nước
- Thể hiện lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã mất, trong lễ cúng tất niên
- Cần biết giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp ở quá khứ: dân tộc nào không có quá khứ là 1 dân tộc bất hạnh.
⇒ 1 vẻ văn hoá truyền thống đáng trân quý và tự hào của đất nước ta. Quá khứ không xa rời với hiện tại. Tổ tiên không xa rời với con cháu. Tất cả liên kết 1 mạch chặt chẽ và thuỷ chung
Bài trước: Soạn văn 12: Thực hành về hàm ý Bài tiếp: Soạn văn 12: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)