Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn bài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Soạn bài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu tới câu 21): Đất nước được nhìn nhận bằng hình tượng mùa thu xưa và nay.

- Phần 2 (còn lại): Đất nước đầy gian khổ, đau thương từ trong chiến đấu và vinh quang trong chiến thắng.

Nội dung bài học

- Đất nước là tác phẩm đằm thắm, thiết tha về quê hương đất nước VN trong lam lũ đau thương đứng dậy đấu tranh và chiến thắng

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Bố cục như trên

- Sự liên hệ giữa những phần:

+ Phần đầu của tác phẩm phần lớn được căn cứ vào những đoạn thơ trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).

+ Phần thứ 2 của tác phẩm được viết vào năm 1955 – là sự bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và đa dạng.

Câu 2 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Hình tượng mùa thu:

+ Mùa thu chia ly đầy lưu luyến bâng khuâng

+ Mùa thu mang các ấn tượng về thời tiết thủ đô: "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội"

+ Mùa thu có các hình tượng rất đẹp mà buồn tới mức ám ảnh: "Những phố dài xao xác hơi may, Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

+ Mùa thu đầu của cuộc chiến đấu: "Những phố dài xao xác heo may, Người ra đi đầu không ngoảnh lại"

Câu 3 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi" tới “Những buổi ngày xưa vọng nói về" bộc lộ sự đổi thay, chuyển biến.

+ Nhận vật “tôi" thay đổi từ tâm trạng buồn, bâng khuâng, lưu luyến thành vui sướng, tự hào.

+ Cách nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà đến núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, con sông.

+ Tình cảm của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:

+ Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền tổ cuộc và truyền thống bất khuất của ông cha ta: Trời xanh đây là của chúng ta.......

- Lý do do tình hình hiện thực năm 1948: cả 1 vùng đất rộng lớn thuộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã được giải phóng.

- Khi bộc lộ niềm cảm hứng tự hào, nhà thơ đã có các khám phá sâu về truyền thống.

+ Truyền thống bất khuất:

+ Truyền thống giản dị chất phác.

Câu 4 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Đất nước đau thương

+ Tác giả tố cáo tội ác của giặc qua các hình ảnh giàu chất bao quát như đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt…

+ Qua những biện pháp nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh tội ác của giặc.

+ Chính tội ác đó là lý do đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

- Dân tộc quật khởi huy hoàng

+ Biện pháp đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, 1 bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, 1 bên là quyền sống chính đáng của đất nước ta.

+ Đất nước có những người con dũng cảm và tinh thần quật cường

+ Các câu thơ cuối mang chất liệu hiện thực từ chiến dịch Điện Biên Phủ.

=> Tất cả tạo thành nét đẹp hào hùng của Việt Nam

Câu 5 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Tác phẩm được sáng tác theo thể thơ tự do với đặc trưng:

+ Những câu thơ dài ngắn không giống nhau, nhịp thơ lúc nhanh, lúc chậm

+ Sự lựa chọn hình tượng mang tính khái quát cao

- Ý nghĩa:

+ Xây dựng hình tượng đất nước giàu đẹp, bất khuất, anh hùng, đứng lên chống kẻ thù để dành chiến thắng.

+ Bộc lộ được những tình cảm, những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ đối với đất nước, quê hương

+ Tạo ra cảm hứng hào hùng cho bản tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ nỗi buồn đến mừng vui, hạnh phúc

Bản 2. Soạn văn: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) (siêu ngắn)

Bố cục

- Phần 1: (từ đầu tới “những buổi ngày xưa vọng nói về”): Đất nước trong mùa thu xưa và nay

- Phần 2: (còn lại): Đất nước trong quật khởi anh hùng

Câu 1 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

* Bài thơ được chia làm 2 phần như sau:

- Phần 1: (từ đầu tới “những buổi ngày xưa vọng nói về”): Đất nước trong mùa thu xưa và nay

- Phần 2: (còn lại): Đất nước trong quật khởi anh hùng.

* Mối liên hệ giữa 2 phần: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn.

- Đoạn 1 gồm những khổ thơ, ý thơ đã được hình thành từ trước khoảng thời gian năm 1948 tới năm 1949, nhưng nhà thơ cảm thấy chưa đầy đủ, chưa phong phú.

- Đoạn 2 là sự cảm nhận bổ sung, mang tính khái quát, cho ta thấy hình tượng đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, các con đường hay “những dòng sông nước chảy nặng phù sa"... mà còn là 1 đất nước vươn lên từ trong chiến tranh, gian khổ.

Câu 2 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Hình tượng mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra với những điểm đặc sắc như:

- Chớm lạnh trong lòng Hà Nội: trời Hà Nội bắt đầu lạnh, cái lạnh sẽ sàng, báo hiệu thu đã về

- Gió nhẹ, mỏng manh: Những phố dài xao xác heo may

- Thềm nắng lá rơi đầy

=> Bức họa mùa thu đẹp nhưng đượm buồn, được nhà thơ cảm nhận bằng thị giác và bằng cả trái tim.

- Con người: đầu không ngoảnh lại – sự lạnh lùng chỉ là vỏ bọc cho nỗi buồn được cất giấu trong tâm hồn tác giả

Câu 3 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

* Phân tích đoạn thơ từ "Mùa thu nay khác rồi" đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về" như sau:

- Nghệ thuật:

+ Điệp: điệp từ (những), điệp cụm từ (của chúng ta), điệp cấu trúc

+ Nhịp thơ nhanh, dồn dập

+ Nhân hóa: trời thu thay áo mới (vi bầu trời thu như con người)

+ Cách hiệp vần “a” tạo độ ngân dài và vang xa

+ Từ láy: phấp phới, thiết tha, bát ngát

- Hình tượng thơ:

+ Gió thổi rừng tre phấp phới

+ Trời thu thay áo mới

+ Trời xanh, khung cảnh núi rừng

+ Những cánh đồng thơm mát

+ Những ngả đường bát ngát

+ Những con sông đỏ nặng phù sa

=> Qua những câu thơ, người đọc hình dung ra một bức tranh mùa thu tràn đầy sức sống, tươi vui bởi chính tâm trạng của chủ thể trữ tình, đang rất vui, rất tự hào vì được làm chủ non sông, đất nước.

- Cảm nhận chung về đất nước của nhà thơ đất nước này là đất nước của cha ông, âm vang thiêng liêng của truyền thống vẫn luôn vang vọng về từ sâu thẳm lịch sử.

Câu 4 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

* Sự suy tư và cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ (Từ "Ôi những cánh đồng quê chảy máu" đến hết bài)

- Đất nước đã trải qua sự đau thương, gian khổ và nhiều hi sinh

+ Cánh đồng quê chảy máu

+ Dây thép gai đâm nát trời chiều

+ Bát cơm chan đầy nước mắt

+ Đứa đè cổ, đứa lột da

+ Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh

=> Đất nước đang quằn quại trong đau thương, trong máu và nước mắt với biết bao hi sinh và mất mát.

- Đất nước bình dị mà sục sôi ý chí căm thù

+ Những đêm dài hành quân nung nấu

+ Đã ngời lên nét mặt quê hương

+ Đã bật lên những tiếng căm hờn

=> Lòng căm thù giặc được nuôi dưỡng từ thế hệ này sang thế hệ khác và ý chí đó thôi thúc người dân đứng lên chiến đấu chống giặc.

- Đất nước kiên cường, bất khuất, anh dũng chiến đấu

+ Xiềng xích không khóa được – trời đầy chim, đất đầy hoa

+ Súng đạn không bắn được – lòng dân ta yêu nước, thương nhà

+ 4 câu thơ cuối: khắc họa nên hình ảnh một đất nước VN mang vẻ đẹp, sức mạnh thần kì.

Câu 5 Trang 126 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Đánh giá về độ dài ngắn của các câu thơ, cách chọn lựa hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ

+ Nhà thơ đã sử dụng các câu thơ với độ dài ngắn khác nhau

+ Nhịp thơ nhanh, mạnh, dồn dập

+ Sử dụng hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, vừa cụ thể vừa mang tính khái quát.

- Với cách viết như vậy có tác dụng: gợi nên một cách chính xác hình ảnh đất nước, tâm trạng của nhà thơ cũng như truyền thống và những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc.

Nội dung chính của toàn bài:

- Giá trị nội dung: bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng 1 đất nước với các nét đẹp khác nhau của mùa thu xưa và nay, và cũng dựng lại hình ảnh một đất nước đau thương mà quật khởi, anh hùng

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nhuwgx câu thơ với độ dài ngắn khác nhau

+ Nhịp thơ nhanh, mạnh, dồn dập

+ Vận dụng hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, vừa cụ thể vừa mang tính khái quát

+ Biện pháp tu từ: điệp, so sánh, nhân hóa,...