Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn bài: Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 2

Soạn bài: Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 2

Câu 1 Trang 197 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:

Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Vợ nhặtVợ chồng A Phủ

Số phận và cảnh ngộ của con người

Hoàn cảnh bi đát của người lao động trong nạn đói năm 1945.

Số phận bi thảm của các dân tộc vùng núi Tây Bắc dưới sự áp bức, bóc lột của bọn phong kiến ​​trước cách mạng.

Giá trị nhân đạo

Ca ngợi tình người cao đẹp, khát vọng sống và hy vọng vào tương lai tươi sáng

Ca ngợi sức sống tiềm tàng của con người và con đường tự giải phóng mình đi theo cách mạng.

Câu 2 Trang 197 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Cần so sánh trên nhiều phương diện, trong đó nhấn mạnh đến chủ nghĩa anh hùng cách mạng:

+ Yêu nước và căm thù giặc.

+ Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.

+ Tâm hồn đẹp và đời sống tình cảm.

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu đạt: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng các hình tượng và chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa.

Câu 3 Trang 197 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:

Cách xây dựng tình huống trần thuật độc đáo: Đó là một tình huống nghịch lí. Điều đó tạo nên bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật

- Cảnh đẹp trời cho đối ập với Cuộc đời nghiệt ngã.

- Thằng Phác bênh mẹ, đánh bố.

1 người phụ nữ từ chối ly hôn với người chồng bạo lực của mình => nghịch lý.

=> Cốt truyện mang ý nghĩa khám phá, khám phá cuộc sống, giúp bộc lộ nhân cách con người.

- Tư tưởng nghệ thuật:

+ Hình thức bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập nhau. Cái đẹp không phải lúc nào cũng đồng điệu với cái thiện, nó phải được nhìn từ nhiều khía cạnh.

+ Một nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc sống, để giảm khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật.

+ Người nghệ sĩ không nhìn đời bằng con mắt đơn thuần, dễ dãi mà phải có tấm lòng, dũng cảm, biết trăn trở về con người.

Câu 4 Trang 197 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:

Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Sống là đáng quý, nhưng sống là mình, sống trọn vẹn, những những giá trị mà ta mong muốn và theo đuổi còn hơn đáng quý

- Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự thô tục để hoàn thiện nhân cách và đạt được những giá trị tinh thần cao quý.

Câu 5 Trang 197 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:

Ý nghĩa tư tưởngĐặc sắc nghệ thuật

Số phận con người của Sô-lô-khốp khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về số phận của những cá nhân sau chiến tranh. Tác phẩm khẳng định 1 cách viết mới về chiến tranh: không trốn tránh mất mát, không say sưa chiến thắng mà phải biết cảm thông, chia sẻ những đau thương tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó tin yêu hơn với mọi người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, trách nhiệm và nghị lực của con người. Tất cả những điều đó sẽ giúp con người vượt lên số phận.

Số phận con người có sự rung cả vô biên của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra 1 hình thức trần thuật độc đáo, xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể (tác giả và nhân vật chính). Sự hòa quyện chặt chẽ giữa chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng và củng cố đến mức tối đa những cảm xúc suy tư, những liên tưởng phong phú của người đọc

Câu 6 Trang 197 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:

Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

- Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỷ XX:

+Sự si mê lạc hậu của người dân.

+ Căn bệnh xa lánh quần chúng của những người cách mạng tiên phong.

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm:

+ Cốt truyện đơn giản nhưng súc tích.

- Không gian và thời gian của lịch sử là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa.

+ Những chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Đặc biệt là hình ảnh bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên lăng Hạ Du, ...

Câu 7 Trang 197 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:

Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê

Ý nghĩa biểu tượng trong câu nói của Hê-ming-uê Ông già và biển cả:

+ Ông lão và con cá kiếm. Cả 2 hình ảnh đều mang một vẻ đẹp tương đồng song hành trong hoàn cảnh căng thẳng đối lập.

+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của những con người theo đuổi ước mơ giản dị nhưng vô cùng lớn lao.

+ Con cá kiếm tượng trưng cho tính chất hùng vĩ của thiên nhiên.

=> Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người, thiên nhiên không phải lúc nào cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên đồng thời có thể là bạn và là đối thủ của nhau. Con cá kiếm là biểu tượng của một ước mơ vừa bình dị, giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất 1 lần trong đời theo đuổi.