Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn văn 12: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)

Soạn văn 12: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)

- "Mấy ý nghĩ về thơ" là tác phẩm trình bày các quan điểm của Nguyễn Đình Thi về thơ

Câu 1 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Nguyễn Đình Thi giải thích đặc trưng cơ bản của thơ là bộc lộ tâm hồn con người:

+ Điều đấy được khẳng đinh bằng câu hỏi tu từ có tính khẳng định: “ Đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm ở trong tâm hồn con người chăng? ”.

+ Trước khi có thơ tâm hồn con người cần có những “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”.

+ Thơ đối với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau, làm thơ là 1 cách bộc lộ tâm lí, trạng thái, tình cảm con người.

+ Thơ ca là công cụ bộc lộ của tâm hồn

Câu 2 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Hình tượng thơ: là hình tượng thực xuất hiện trong tâm hồn khi ta sống ở 1 tình huống hoặc trạng thái nào đó.

- Tư tưởng trong thơ: là tư tưởng gắn liền với cuộc sống, ở giữa cuộc sống, nằm ngay trong cảm xúc, tình tự.

- Cảm xúc trong thơ: là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn, gắn liền với sự suy nghĩ

- Cái thực trong thơ là các hình ảnh sống có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc, không bị dập khuôn bằng các ý niệm trừu tượng định trước

Câu 3 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Sự khác biệt:

+ Ngôn ngữ khác: ở truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; ở tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.

+ Ngôn ngữ thơ: việc kết hợp của nhịp điệu, hình tượng, cảm xúc tạo ra sự nên sự ngân vang mãi gây xúc động trong tâm hồn.

- Quan điểm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thật và thơ giả, thơ hay và thơ chưa hay, thơ và không thơ …

→ Quan điểm đúng đắn và tiến bộ

Câu 4 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Phương thức lập luận của Nguyễn Đình Thi:

+ Phong cách: chính luận – trữ tình, nghị luận liên kết với các những yếu tố tùy bút, lí luận gắn với thực tại.

+ Có luận điểm rõ ràng và lí lẽ chặt chẽ, sắc sảo.

- Sử dụng các phương thức lập luận, so sánh, phân tích, bác bỏ,...

+ Ngôn ngữ giàu có, từ ngữ chọn lọc, sử dụng linh hoạt và sáng tạo

+ Lối viết có hình tượng, chân thật, độc đáo gợi nhiều sự liên tưởng

Câu 5 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Quan điểm về thơ của Nguyễn Đình Thi hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị

- Nguyên nhân:

+ Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là các hành động nghệ thuật không ngừng nghỉ, bất cứ thời đại nào mọi người cũng có nhu cầu bộc lộ tư tưởng.

+ Dẫu quan niệm về thơ có thay đổi về 1 vài mặt thi pháp mà luận điểm chính trên đây vẫn giữ nguyên giá trị.

+ Quan điểm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có vai trò to lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.

Bản 2. Soạn văn 12: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) (siêu ngắn)

Câu 1 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Nguyễn Đình Thi lý giải, đặc điểm cơ bản của thơ là thể hiện ở tâm hồn con người:

- Người sáng tác phải có cảm xúc, phải có rung động thì mới có thể sáng tác được thơ.

- Câu thơ làm cho sống ngay lập tức, tạo cho người đọc một cảm xúc, một nỗi niềm trong lòng người đọc

- Nhân vật trữ tình: nếu truyện khám phá nhân vật về ngoại hình, về số phận, tính cách, … thì nhân vật của bài thơ được khám phá qua tâm trạng, qua các cung bậc cảm xúc khác nhau.

Thơ là sợi dây chung truyền cảm xúc cho người đọc.

Câu 2 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Những yếu tố đặc trưng khác của thơ đã được Nguyễn Đình Thi đề cập cụ thể như sau:

- Hình ảnh thơ: là những hình ảnh có thực, có sự lôi cuốn và hấp dẫn người đọc được nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đó.

- Ngôn ngữ thơ: tả thực, ngoài gọi tên còn cần có sức gợi, sự lan tỏa.

- Nhạc điệu thơ: thể hiện ở lối ngắt nhịp, phối thanh, hiệp vần; và đó còn là thứ nhạc điệu của hình ảnh, của tình ý, nhạc điệu của tâm hồn.

- Đường đi của thơ: con đường đưa thẳng tới cảm xúc – thơ trực tiếp tác động đến tình cảm, cảm xúc của con người.

Câu 3 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Theo Nguyễn Đình Thi, ngôn ngữ thơ có sự đặc biệt so với ngôn ngữ những thể loại văn học khác ở chỗ: ngôn ngữ thơ có nhịp điệu, có sức gợi tả độc đáo, có nhạc tính.

-Nguyễn Đình Thi quan niệm về vấn đề thơ tự do, thơ không vần cụ thể như sau:

+ Ông không có quan niệm về vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.

+ Mỗi thể thơ có một khả năng và 1 thứ nhịp điệu của riêng nó, biến đổi thích hợp với những giai đoạn lớn của lịch sử.

Câu 4 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận như sau:

- Bố cục cặt chẽ, luận điểm rõ ràng

- Lối lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng

- Dùng những câu văn giàu hình ảnh, giàu sức gợi.

Câu 5 Trang 60 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

Quan điểm về thơ của NĐT đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vì:

- Bài viết đã nêu bật các điểm đặc trưng chính của thơ và không bị biến đổi nhiều theo thời gian

- Thơ ca vẫn có sức sống đến hiện tại

- Con người luôn có khát vọng được bộc lộ và tìm kiếm cảm xúc của mình bằng các vần thơ.