Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (cực ngắn) > Soạn văn 12: Sóng (Xuân Quỳnh)

Soạn văn 12: Sóng (Xuân Quỳnh)

- Từ hình ảnh sóng, căn cứ vào khám phá nét tương đồng, sự hoà hợp giữa sóng và em, tác phẩm đã diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, chung thủy muốn vượt lên thử thách của thời gian
- Qua đó nhìn nhận được 1 tình cảm cao đẹp, 1 hạnh phúc to lớn của con người

Bố cục

- Phần 1 bao gồm hai khổ đầu mối liên hệ giữa sóng và tình yêu
- Phần 2 bao gồm bốn khổ thơ tiếp): tình yêu, niềm nhớ của người con gái khi yêu
- Phần 3 là phần còn lại: khao khát được yêu thương, thấu hiểu

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 Trang 156 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Giọng điệu, nhịp thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo thành từ những yếu tố:
+ Câu thơ ngắn và đều (năm chữ)
+ Nhịp thơ hay thuận, tạo dư âm sóng biển: nhịp (2/3), (1/4)
+ Vần thơ: vần chân, vần cách, tạo hình ảnh những lớp sóng đuổi nhau

Câu 2 Trang 156 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Các trạng thái đối lập và khát vọng táo bạo của sóng
+ Sóng vẫn tồn tại ở các trạng thái đối lập nhau: dữ dội- dịu êm, ồn ào- lặng lẽ
+ Cũng như tâm hồn người con gái đang yêu lúc nào cũng thay đổi
+ Cháy bỏng khát vọng thấu hiểu trong tình yêu, chủ động đi tìm sự thấu hiểu đó
"Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
- Sự giống nhau giữa tình yêu và biển cả: sóng mãi xô bờ, khát khao tình yêu là khao khát muôn thủa
- Trước tình yêu thi sĩ khám phá lời giải cho câu hỏi sóng bắt đầu, nơi nào ta yêu nhau mà đành phải bất lực
- Niềm nhớ của sóng: sóng nhớ bờ cồn cào da diết đến không ngủ được
- Niềm nhớ của lòng em: cả trong mơ còn thức
- Tình cảm thủy chung dù đi ngược về xuôi vào Nam ra Bắc lòng em luôn hướng về anh, dù nhiều cách trở sóng luôn đến bờ, lòng em cũng giống vậy
- Sự tiếc nuối thời gian ngắn ngủi: cuộc sống dài thế, năm tháng vẫn qua,....
- Khát khao tới 1 tình yêu vĩnh cửu được tan hết mình vào tình yêu như các con sóng nhỏ ngàn năm vẫn vào bờ

Câu 3 Trang 156, 157 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

+ Sóng và em có mối liên hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm hồn nhân vật “em”

+ Sóng và em có khi hòa quyện, có khi tách rời

+ Cấu trúc song hành giúp tăng hiệu quả cảm thụ, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu chung thủy và bất tử

+ Cấu trúc bài thơ là một kết cấu đồng nhất về tư tưởng và tình cảm: cô gái nhìn biển, quan sát và suy tư về tình yêu, những biến chuyển tinh vi

+ Người phụ nữ đang yêu cố gắng thấy được sự tương đồng giữa tâm trạng, với sóng

+ Màu sắc, trạng thái đa dạng: dữ dội và êm đềm / Mạnh mẽ và thầm lặng

+ Không rõ nguồn gốc, không thể xác định, không thể giải thích được

+ Sự mãnh liệt và sâu lắng trong khát vọng sống và tình yêu

+ Sự chung thủy, gắn bó bền chặt

→ Sóng và em cộng hưởng trọn vẹn trong tất cả các vần thơ, để hòa quyện vào nhau, sóng là biểu tượng của khát vọng tình yêu của "em"

Câu 4 Trang 157 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:

- Tâm hồn của ngươi con gái là:
+ Là 1 tâm hồn thực sự chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu
+ Tâm hồn đó mạnh dạn chân thật tự thể hiện mà vẫn đầy nữ tính và rất thủy chung,
+ Nhạy cảm với cái hữu hạn của cuộc sống nên khát vọng về 1 tình yêu vĩnh cửu

Luyện tập

Các bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển:

- Biển – Xuân Diệu

- Hai nửa vầng trăng- Hoàng Hữu

....................