Soạn văn 12: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu luôn đồng hành với con đường cách mạng của đất nước
- Bằng các tác phẩm giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc, TH là 1 trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca VN hiện đại
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 Trang 99 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Sinh ra Thừa Thiên - Huế.
- Xuất thân từ một gia đình nhà Nho nghèo.
- Năm 13 tuổi: học tại trường Quốc học Huế, tham dự phong trào đấu tranh cách mạng, Ông được kết nạp Đảng năm 1938.
- Ở 2 cuộc kháng chiến tới năm 1986: ông giữ các chức vụ quan trọng của bộ máy của Đảng và Nhà nước.
- Năm 1996: Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2 Trang 99 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu luôn đồng hành với con đường cách mạng của đất nước.
+ Tập thơ "Từ ấy" (1937-1946), giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.
+ "Việt Bắc" (1946-1954): sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc.
+ "Gió lộng" (1955-1961): ra đời giữa bối cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu thống nhất nước nhà.
+ "Ra trận" (1962-1971), có 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), có 13 bài, sáng tác trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
+ "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999), ra đời khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, đổi mới.
Câu 3 Trang 100 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Tác phẩm của Tố Hữu phần lớn khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của dân tộc, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân Tố Hữu.
- Lý tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu.
- Lý tưởng thực tiễn cách mạng ở từng giai đoạn là đề tài, đề tài sáng tác của Tố Hữu.
=> Tác phẩm của Tố Hữu có tính chất trữ tình chính trị.
Câu 4 Trang 100 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Bộc lộ của tính dân tộc:
+ Thể loại: sử dụng các thể thơ truyền thống dân tộc như thơ lục bát, thơ thất ngôn.
+ Ngôn ngữ: vận dụng các từ ngữ và lối diễn đạt quen thuộc với dân tộc.
+ Thể hiện cao độ tính nhạc trong tiếng Việt, vận dụng từ láy tài tình, thanh điệu và những vần thơ.
Luyện tập
1. Phân tích 1 đoạn thơ bộ tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của TH
- Nội dung
+ Bức họa mùa đông.
• Bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của rừng núi là màu đỏ của hoa chuối và màu vàng của các đốm nắng.
• Hình tượng con người lao động: dáng vẻ khỏe khoắn, to lớn, làm chủ tự nhiên.
+ Bức họa mùa xuân
• Sắc trắng tinh khôi của hoa mơ tràn đầy nhựa sống khi xuân về.
• Hình ảnh người lao động hiện lên mang nét đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn.
+ Bức họa mùa hạ
• Động từ đổ: toàn bộ khung cảnh tự nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng.
• Hình tượng cô gái hái măng 1 mình bộc lộ sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của người dân Việt Bắc.
+ Bức họa mùa thu
• Hình ảnh ánh trăng nhẹ nhàng chiếu xuống rừng núi Việt Bắc, giống ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.
• Con người say sưa ca hát, giản dị, chân thật, mang tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.
- Nghệ thuật
+ Hình tượng thơ giàu sức gợi.
+ Nghệ thuật tứ bình cân đối, khắc họa nét đẹp toàn vẹn.
+ Ngôn ngữ chau chuốt.
2. Đánh giá nhận định của Xuân Diệu
- Theo Xuân Diệu, tác phẩm của Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, ông là 1 thi sĩ chiến sĩ, sáng tác phục sự cho cách mạng.
- Tác giả đã mang vào thơ cách mạng 1 tiếng nói trữ tình mới đặc sắc với các xúc cảm trực tiếp của 1 cái tôi trữ tình cách mạng, cái tôi ở hòa chung với cộng đồng xã hội trong cuộc sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh cách mạng.
Bài trước: Soạn văn 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Bài tiếp: Soạn văn 12: Luật thơ