Soạn văn 12: Thuốc (Lỗ Tấn)
Câu 1 Trang 111 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Ý nghĩa biểu tượng của bánh bao tẩm máu người:
- Ý nghĩa thực: là một phương thuốc, có độc tính, gợi nhớ đến việc ăn thịt người. Chiếc bánh bao được chế biến bằng máu của 1 chiến sĩ cách mạng hy sinh vì chính nghĩa, đổ máu vì sự nghiệp giải phóng nông dân.
⇒ Một liều thuốc độc, thể hiện sự ngu dốt và mờ mịt do mê tín của người Trung Quốc cổ đại gây ra.
Câu 2 Trang 111 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Hình ảnh người cách mạng Hạ Du:
Người bị xử chém, ông Cả Khang dùng máu ngâm bánh bán cho lão Hoa.
Gia đình nghèo, chỉ có 1 mẹ già.
Trong nhà lao tử tù: vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống vương triều Mãn Thanh.
⇒ Người chiến sĩ cách mạng có lý tưởng tiến bộ, phẩm chất anh hùng, sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa, cận kề cái chết vẫn hiên ngang.
* Qua cuộc thảo luận trong quán trà, Lỗ Tấn vừa nhắc nhở vừa nghiêm khắc phê bình những người cách mạng thời kỳ này đã mắc phải căn bệnh xa rời quần chúng, không thể khai sáng được tâm trí của quần chúng.
Câu 3 Trang 111 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Ý nghĩa hình ảnh chiếc vòng hoa:
- Hình ảnh chiếc vòng hoa trên mộ Hạ Du: "Vòng hoa nhỏ... không từ đất mọc lên".
- Có người đặt vòng hoa lên mộ Hạ Du để tỏ lòng ngưỡng mộ, thể hiện ý chí quyết tâm với con đường mình đã chọn: làm cách mạng.
- Với chiếc vòng hoa, Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng và thương tiếc đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong, đồng thời cũng bày tỏ niềm tin lạc quan vào tương lai cách mạng Trung Quốc.
- Hình ảnh của vòng hoa đối lập với “chiếc bánh bao tẩm máu”. Để phủ nhận vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả ước mơ tìm ra một loại thuốc mới có thể chữa được cả bệnh về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải tỉnh táo theo cách mạng, cần hiểu được "ý nghĩa của sự hy sinh" của những người cách mạng.
Luyện tập
Câu 1 Trang 111 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
- Con đường chia ranh giới nghĩa trang thành 2 phần rõ rệt: bên phải là mộ của những người nghèo, bên trái là mộ của những người chết chém.
- Ý nghĩa: Thể hiện sự lạc hậu của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ, họ coi cách mạng là “làm giặc”, là trái đạo. Hình ảnh con đường mòn được lặp đi lặp lại trong tác phẩm như 1 hình ảnh đầy ám ảnh về lối sống mờ nhạt của người Trung Quốc đương thời.
Câu 2 Trang 111 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Câu hỏi của mẹ Hạ Du “thế này là thế nào? ” có ý nghĩa:
- Thể hiện sự bàng hoàng, ngạc nhiên, niềm vui ẩn chứa khi ai đó hiểu con mình và hàm chứa đòi hỏi phải có 1 sự phản hồi.
- Câu hỏi u sầu, với một sự lo lắng, đau đớn và tự trách bản thân.
Điều này chứng tỏ rằng có một biểu hiện của sự khai sáng trong các cư dân.
Niềm hi sinh của con người cách mạng.
Bài trước: Soạn văn 12: Thực hành về hàm ý (tiếp theo) Bài tiếp: Soạn văn 12: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận