Soạn văn 12: Thực hành về hàm ý
Câu 1 Trang 79 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Dựa vào nghĩa tường minh ở lời thoại của A Phủ với thống lí Pá Tra thì:
- A Phủ cho biết còn thiếu thông tin về số bò bị mất.
- Anh ta trả lời rằng anh ta cầm súng để bắt một con hổ và anh ta muốn bắn con hổ.
- Lời đáp của A Phủ có nghĩa là: Con bò đã mất vì bị hổ ăn thịt, nhưng tôi sẽ bắn con hổ đó.
⇒ Lối đáp trả khôn khéo vì nội dung của nó đã hướng người nghe đến sự “được” (một con hổ to), khiến quên đi chuyện “mất” (con bò).
b, Hàm ý là thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ của câu nhưng có thể suy ra từ các từ ngữ đó.
- Lối đáp của A Phủ vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp.
Câu 2 Trang 80 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
a. Câu thoại của Bá Kiến “tôi không phải cái kho” hàm ý:
+ Từ chối sự đề nghị xin tiền từ Chí Phèo.
+ Lối nói vi phạm phương châm cách thức.
b. Ở 2 lượt, Bá Kiến có các kiểu câu hỏi:
- Lượt thứ 1: “Chí Phèo đấy hở? ” => câu hỏi thực hiện hành động chào chứa hàm ý cảm thán ra vẻ chán chường: Lại là mày!
- Lượt thứ 2: “Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à? ” => câu thực hành hoạt động khuyên bảo có hàm ý Bá Kiến rất trách móc, khó chịu về thái độ của Chí Phèo.
c. Chí Phèo trong 2 lượt lời đầu cố ý nói không đầy đủ nội dung. Phần hàm ý được bộc lộ trong lượt lời thứ 3: Tao muốn làm người lương thiện
- 2 lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói không đủ ý và chưa rõ ràng, không xin tiền thì xin gì.
Câu 3 Trang 81 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
a.
- Lượt lời 1: có hình thức là câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, có hành động ngăn cản
- Lượt lời 2: lượt lời đầu có một ý nghĩa khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, nghĩa là văn ông viết kém
b. Bà đồ không chọn cách nói thẳng để tránh gây mất lòng chồng và cũng để giễu cợt ông.
Câu 4 Trang 81 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập II:
Để tạo ra 1 lối nói có ý nghĩa, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng 1 cách hay kết hợp nhiều cách.
Ý D đúng.
Bài trước: Soạn văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) Bài tiếp: Soạn văn 12: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)