Soạn văn 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
Bài 1 Trang 129 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Sự kết hợp giữa nhịp ngắn và nhịp dài:
+ 2 phần đầu của nhịp được kéo dài, phù hợp với việc thể hiện các cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc.
+ Phần thứ 2 ngắn gọn, nhịp độ nhanh, mạnh, phù hợp với nội dung khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.
- Sự thay đổi của thanh đối với thanh điệu
+ Câu đầu tiên, mệnh đề kết thúc bằng thanh bằng, vì nó là âm tiết mở
+ Câu sau kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc (lập), nó là âm tiết đóng.
- Đoạn văn cũng sử dụng biện pháp điệp từ ngữ và điệp cú pháp, chúng kết hợp với nhau để tạo ra âm thanh mạnh mẽ và rõ ràng cho lời tuyên ngôn.
Bài 2 Trang 129 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Đoạn văn có sự kết hợp giữa vần bằng và vần trắc tạo nên sự hài hòa về âm điệu ở cuối mỗi nhịp và âm hưởng thiêng liêng, trang trọng cho bài văn.
- Phép điệp ngữ kết hợp với phép đối:
+ Ở câu đầu được lặp lại là: 4/2/4/2
+ Sự đối xứng về nhịp điệu và cấu trúc ngữ pháp
- Sự kết hợp giữa các nhịp ngắn (đầu câu 1,2,3) với nhịp rải rác (đoạn cuối câu thơ. 1.4) tạo ra âm thanh lúc khoan thai, lúc dồn dập mạnh mẽ
Bài 3 Trang 130 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Tiết tấu lời văn lúc nhanh lúc chậm thể hiện tình cảm tha thiết, tự hào của tác giả đối với lũy tre, đối với đất nước tươi đẹp.
- Nhiều tiết tấu ngắn gọn, chắc, khỏe, đanh thép phù hợp với tâm trạng, tinh thần của nhân dân ta trong những năm kháng chiến.
Việc nhân hoá vốn từ vựng và sử dụng nhiều động từ với nghĩa hoạt động khiến cây tre trở nên sinh động có thần
- 2 câu cuối vừa lặp từ ngữ vừa lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không sử dụng động từ, ngắt nhịp sau từ "tre" đầu câu, khiến cho câu văn càng thêm hùng hồn và mạnh mẽ
II. Điệp âm, điệp vần điệp thanh
Bài 1 Trang 130 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
a. Phụ âm đầu "L" được dùng lặp lại bốn lần, thể hiện các hình ảnh hoa hoa lựu đỏ trên cành như các đốm lửa lập loè lúc ẩn, lúc hiện.
b. Câu thơ cũng xuất hiện bốn lần phụ âm “L".
- Bộc lộ được trạng thái của ánh trăng phản chiếu trong mặt nước ao: ánh trăng giống như phát tán rộng hơn, lan ra khắp không gian bề mặt trên mặt ao.
Bài 2 Trang 130 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Trong đoạn thơ của TH, vần "ang" xuất hiện bảy lần: Bàng, đàng, giang, mang, đang, ngang, sang.
- Vai trò:
+ Thể hiện cảm giác rộng mở và chuyển động, phù hợp sắc thái diễn tả sự giao mùa, từ mùa đông tới mùa xuân
+ Thể hiện không gian mênh mông, rộng mở của khung trời, của lòng người lúc mùa đông tới.
Bài 3 Trang 130 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Những yếu tố từ vựng: từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), biện pháp nhân hóa (súng ngửi trời), lặp từ(dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm) kết hợp giữa phép lặp và phép đối (ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống).
- Phép lặp cú pháp (câu 1 và câu 3).
- Ngắt nhịp: 4 - 3 ở 3 dòng đầu tiên.
Thanh điệu: 3 câu đầu sử dụng nhiều thanh trắc xen kẽ với các thanh bằng, đoạn cuối là thanh bằng tạo ấn tượng về 1 viễn cảnh rộng mở mở ra sau khi trải qua nhiều chông gai, khó khăn.
=> Vai trò: tạo nên cảnh núi non hiểm trở và tính chất dữ dội của cuộc hành quân.
Bản 2. Soạn văn: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (siêu ngắn)
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
Câu 1 Trang 129 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Sự kết hợp giữa các nhịp dài và ngắn: 2 câu đầu dài thể hiện sức sống trường tồn của cuộc trường kỳ kháng chiến, những câu cuối ngắn gọn để khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.
- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp: vế 1,2,3 thanh bằng, về 4 thanh trắc
- Âm tiết kết thúc mỗi nhịp là âm tiết mở (câu 1) và âm tiết đóng (câu 2)
Câu 2 Trang 129 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Biện pháp điệp kết hợp với phép đối, lặp cấu trúc ngữ pháp và nhịp điệu:
+ Câu đầu: nhịp 4/2/4/2 và đối (đàn ông/đàn bà, người già/người trẻ)
+ Những câu sau: nhịp 3/2,3/2 và lặp kết cấu chủ vị
- Vần: dùng vần “a” và vần “ung”
- Phối hợp nhịp điệu ngắn, dàn trãi
=> Tạo âm thưởng dồn dập, khoan thai, phù hợp với lời kêu gọi cứu nước.
Câu 3 Trang 130 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Ngắt nhịp (dấu phẩy trong 3 câu đầu) khi cần liệt kê.
- Câu 3:
+ Ngắt nhịp liên tiếp => giống lời kể về từng chiến công của tre.
+ Nhịp ngắn trước, nhịp dài sau => tạo âm hưởng du dương cho lời ngợi ca.
- 2 câu cuối: ngắt nhịp giữa CN và VN
=> Tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát cho sự tuyên dương công trạng, khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của tre.
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
Câu 1 Trang 130 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Điệp âm đầu (lửa lựu lập lòe) tạo cảm giác về hình tượng: hoa lựu như các đóm lửa, đẹp và ẩn hiện trên đầu tường
- Điệp âm đầu (lóng lánh) tạo cảm giác phản chiếu của bóng trăng như phát tán giữa không gian và khắp mặt nước.
Câu 2 Trang 130 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Vần “ang” được điệp nhiều nhất
- Vai trò:
+ Gợi cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân)
+ Thích hợp với cảm xúc chung: mùa đông đang còn tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi mùa xuân.
Câu 3 Trang 130 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Quang cảnh hiểm trở và sự giao sự gian lao vất vả được tạo ra nhờ:
- Nhịp điệu: 4/3 ở 3 câu đầu.
- Sự phối hợp: B – T ở 3 câu đầu
+ Câu 1: Nhiều thanh trắc
=> Tạo không khí hiểm trở, với màu sắc hùng tráng, mạnh mẽ.
+ Câu 4: Nhiều thanh bằng
=> Tạo không khí bao la, thoáng đãng trước mắt khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.
- Từ láy gợi hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
- Phép đối: Ngàn thước lên cao > < ngàn thước xuống
- Phép nhân hoá: súng ngửi trời.
Bài trước: Soạn văn 12: Luật thơ (Tiếp theo) Bài tiếp: Soạn văn 12: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học