Soạn văn 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Câu 1, câu 2 Trang 211, 122 Sách giáo khoa Ngữ văn, tập I:
Kết hợp giữa phát hiện lỗi và sửa lỗi:
a. Lỗi:
-Lí lẽ, lập luận không thống nhất, từ thừa, câu rời rạc
=> Chữa: Mặt khác, câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm qua việc quan sát và kết luận các hiện tượng tự nhiên. : "chuồn chuồn... thì râm".
b. Lỗi:
- Dùng quan hệ từ sai
=> Chữa: Chàng thanh niên trầm lặng trong "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn có tinh thần lạc quan, yêu đời.
c. Lỗi:
Luận điểm và luận cứ không hài hòa với nhau
=> Chữa: Truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân thể hiện sức mạnh của con người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Giữa lúc đói khổ, họ nương tựa vào nhau, sẻ chia. Vợ Tràng ăn mấy bát bánh mà Tràng mà thoát đói, thành vợ thành chồng với Tràng. Đó là biểu hiện của giá trị nhân đạo.
d. Lỗi:
- Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng chưa phù hợp với chủ đề
=> Chữa: Sóng sinh ra và đi đến đâu, Xuân Quỳnh như hoá thân vào sóng để thể hiện tình yêu và khát vọng tuổi trẻ của mình
e. Lỗi:
Luận cứ, lập luận thiếu logic, sắp xếp luận cứ còn lộn xộn
=> Chữa: tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du bao trùm toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Thương xót Kiều vì chàng đã phải chịu nhiều tai ương, chính vì vậy mà những đoạn Trích trong SGK thể hiện rõ nỗi đau của Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Một phần nào đó cho thấy cuộc đời hồng nhan bạc phận của Kiều.
f. Lỗi:
Luận điểm và luận cứ nêu lan man, không đúng trọng tâm
=> Chữa: Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho người dân Xô- man. Cây xà nu trúng đạn cư dân Xô Man bị giết hại như thế nào, nhưng sức sống của họ vẫn mạnh mẽ, “vươn lên đón ánh mặt trời… lông mao, lông vũ”. Qua đó, Nguyễn Trung Thành mong muốn khẳng định sự tiếp nối truyền thống đánh giặc của nhân dân miền Tây Nguyên.
g. Lỗi: lập luận chưa thống nhất, nhận xét chung chung.
→ Chữa: Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Hướng tới những giá trị chân chính: chân thiện mỹ nuôi dưỡng tâm hồn con người. Từ khi mới lọt lòng, ta đã nghe kể đến Thạch Sanh là 1 người lao động giỏi giang, dũng cảm, lương thiện, được mẹ con nhà Lý Thông hãm hại và cuối cùng được sống hạnh phúc bên nàng công chúa. Cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần để ở lại hạnh phúc. Ngoài ra, ca dao còn hun đúc tâm hồn chúng ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, lòng biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian là tiêu biểu của phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.
Bản 2. Soạn văn: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (siêu ngắn)
Câu 1 Trang 211, Sách giáo khoa Ngữ văn, tập I:
a. Lỗi: Ở đoạn văn đã cho, lí lẽ và luận cứ không đầy đủ. Đề tài nói về văn học dân gian, phần triển khai luận cứ chỉ chỉ đề cập một vấn đề hẹp là ca dao, tục ngữ.
b. Lỗi:: Ở đoạn văn này luận cứ không chặt chẽ, thiếu logic.
c. Lỗi: Luận cứ sơ lược, chưa trình bày được những khía cạnh liên quan đến chi tiết Tràng nhặt được vợ
d. Lỗi: Không nêu được luận điểm cần trình bày. Nội dung luận cứ không liên quan với nhau.
e. Lỗi: Luận cứ thiếu logic, không chặt chẽ. Kết luận không phù hợp với nội dung của luận điểm.
f. Lỗi: Luận cứ làm tiền đề cho luận điểm chính rườm rà, không làm nổi bật vấn đề.
g. Lỗi: Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ không có tính hệ thống. Kết luận không phù hợp với luận điểm.
Câu 2 Trang 212, Sách giáo khoa Ngữ văn, tập I:
Gợi ý:
- Bổ sung luận cứ về giá trị nhận thức của Văn học dân gian trong truyện cổ, ca dao tục ngữ...
- Sắp xếp luận cứ theo hệ thống.
b. Gợi ý:
- Chữa lại những luận cứ dẫn chứng sai.
- Chữa lại luận điểm: “Người thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người”.
c. Gợi ý:
- Bỏ câu 2.
- Câu 3 đổi thành “ Trong cái đói gay gắt họ vẫn biết nương tựa vào nhau”.
d. Gợi ý:
- Bỏ câu 3,4
- Bổ sung luận điểm.
e. Gợi ý:
- Sửa lại luận cứ:... “Đoạn trích nào của truyện cũng đều thể hiện tấm lòng ấy của ông. Ông thương Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Ông xót xa cho Kiều phải chịu nhiều tai họa. Ông cảm thông chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo”.
g. Gợi ý:
- Bỏ những luận cứ: “Cây xà nu... mãnh liệt”.
- Trình bày rõ luận điểm: “Nhà văn NTT đã chọn cây xà nu – loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên để khắc họa phẩm chất của người dân Xô Man”.
h. Gợi ý:
- Chữa lại luận điểm: “VHDG có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người”.
- Thay đổi lối diễn đạt ở luận cứ để phù hợp với luận điểm.
Bài trước: Soạn văn 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp) Bài tiếp: Soạn văn 12: Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1