Soạn văn 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Văn bản khoa học được chia thành 3 dạng chính: những văn bản khao học chuyên sâu, những văn bản khoa học giáo khoa, những văn bản khoa học phổ cập.
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp trong lĩnh vực khoa học, điển hình là trong các văn bản khoa học.
- Phong cách ngôn ngữ khoa học có 3 đặc điểm thể hiện ở phương tiện ngôn ngữ như như từ, câu, ... : khái quát, trừu tượng; lý trí, lôgic; khách quan, phi cá thể
Luyện tập
Bài 1 Trang 76 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
a. Tác phẩm đó trình bày ND khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết TK XX, cụ thể là:
- Tổng quan văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết 1975:
+ Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội.
+ Những giai đoạn văn học và các thành tựu chính.
+ Các đặc trưng chính.
- Tổng quan văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
+ Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội.
+ Các thay đổi và 1 vài thành tựu.
b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học xã hội
c. Đặc trưng kiểu viết của ngôn ngữ ở văn bản dễ nhìn thấy là ở hệ thống những đề mục hợp lí, dễ hiểu, dùng các thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học
Bài 2 Trang 76 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Điểm:
+ Ngôn ngữ thông thường: thường hình tròn nhỏ nhất, có thể nhìn bằng mắt thường
+ Ngôn ngữ khoa học: phần không gian mà tất cả các chiều đều bằng không.
- Đoạn thẳng:
+ Ngôn ngữ thông thường: đoạn thẳng không gấp khúc, đứt khúc
+ Ngôn ngữ khoa học: đoạn ngắn nhất nối hai điểm.
- Mặt phẳng
+ Ngôn ngữ thông thường: bề mặt của vật thể là mặt phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề
+ Ngôn ngữ khoa học: là tập hợp tất cả các điểm trong không gian 3 chiều.
Bài 3 Trang 76 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Đoạn văn sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ học, vượn người, hạch đá, mảnh tước, rìu, di chỉ, công cụ đá, ..
Lí lẽ, lôgic:
+ Câu đầu khẳng định luận điểm chung: “Các nhà khảo cổ học nước ta phát hiện ra đã chứng minh rằng Việt Nam đã từng là nơi sinh sống của loài vượn người. ”
+ Những câu sau đưa ra luận cứ (luận cứ là sự việc có thật).
+ Đoạn văn có lập luận và cấu trúc diễn dịch.
Bài 4 Trang 76 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Đoạn văn tham khảo
Đất là 1 trong các tài nguyên vô cùng quan trọng của con người. Đó là nơi sinh sống của loài người, sinh vật và là tư liệu sản xuất không thể thiếu. Nhưng thực tế ngày nay đất bị con người khai thác dẫn đến bị ăn mòn, đất bạc màu nhiều. Nạn phá rừng bừa bãi tàn phá hàng triệu ha đất mỗi năm. Hàng trăm loại hóa chất được "bón" vào đất mỗi năm, làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên đất. Vấn đề rác thải cũng làm cho các vùng đất bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Đất bị ô nhiễm sẽ để lại nhiều hậu quả như ô nhiễm nguồn nước và không khí, thiên tai, dịch bệnh, ... Chính vì vậy mà mỗi con người, mỗi quốc gia phải chung tay bảo vệ tài nguyên của lãnh thổ, bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình.
Bản 2. Soạn văn: Phong cách ngôn ngữ khoa học (siêu ngắn)
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Văn bản khoa học
Có 3 dạng:
- VBKH chuyên khoa
- VBKH giáo khoa
- VBKH giáo dục phổ cập
2. Ngôn ngữ khoa học
- Là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học
- Tồn tại dưới 2 dạng là dạng nói và dạng viết
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
1. Tính khái quát, trừu tượng
Được thể hiện ở 2 phương diện:
- Thuật ngữ khoa học
- Kết cấu văn bản
2. Tính lí trí, logic
- Từ ngữ: không sử dụng từ đa nghĩa, không sử dụng từ với nghĩa bóng
- Câu văn: là 1 đơn vị thông tin, yêu cầu chính xác, chặt chẽ, không dùng câu đặc biệt và các biện pháp tu từ cú pháp
- Cấu tạo đoạn văn, văn bản: giữa những câu, các đoạn được kết hợp chặt chẽ, khoa học.
3. Tính khách quan, phi cá thể
Ngôn từ, những câu văn có màu sắc trung hòa, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc
Luyện tập
Câu 1 Trang 76 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
a) Văn nói đến bày các ND khoa học:
- VHVN từ 1945 đến 1975: bối cảnh lịch sử văn hóa - xã hội, chặng đường phát triển và thành tựu chủ đạo, đặc trưng cơ bản
- VHVN từ 1975 đến hết TK XX: hoàn cảnh lịch sử, các thay đổi và 1 vài thành tựu
b) Văn bản thuộc ngành khoa học văn học
c) Đặc điểm ngôn ngữ:
- Kết cấu văn bản nhiều chương, nhiều mục
- Dùng những thuật ngữ khoa học (thơ, truyện, khuynh hướng, nhà văn, sử thi,... )
Câu 2 Trang 76 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Từ | Từ ngữ thông thường | Thuật ngữ khoa học |
Điểm | Nơi chốn, địa điểm | Là 1 đối tượng cơ bản của hình học |
Đường thẳng | Không bị giới hạn, không quanh co, uốn lượn | Có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm khác nhau |
Đoạn thẳng | Đoạn thẳng không gấp khúc, đứt khúc | Có 1 và chỉ 1 đoạn thẳng đi qua 2 điểm. |
Mặt phẳng | Bề mặt của vật thể là mặt phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề |
1 mặt phẳng chứa các điểm nằm trên 1 mặt phẳng. |
góc | Góc của 1 vật nào đó | Phần mặt phẳng giới hạn bằng 2 nửa đường thẳng xuất phát từ 1 điểm |
Góc vuông | Góc cạnh mà người nhìn dễ nhìn thấy nhất | Góc 90 độ |
Câu 3 Trang 76 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Thuật ngữ khoa học: khảo cổ học, lõi, mảnh tước, di chỉ xưởng, ... Đó là các thuật ngữ khoa học lịch sử và địa lý
- Câu với nhận định lôgic: câu đầu
- Trình tự các câu chặt chẽ, mạch lạc: Câu 1: Nêu luận điểm (một nhận định), câu 2 + Câu 3 + 4, mỗi câu đều được tác giả sử dụng những dẫn chứng cụ thể, làm nổi bật chủ đề cần nói đến.
- Các thuật ngữ khoa học được sử dụng phổ biến, mang lại sức thuyết phục lớn, để lại sức thuyết phục lớn cho người đọc.
- Bằng chứng sử dụng rất thuyết phục và chân thực, tạo ra bằng chứng thuyết phục cho người đọc.
Câu 4 Trang 76 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người nói riêng và Trái đất nói chung. Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất với các đại dương và sông ngòi, vô số biển và ao hồ, sông suối. Nước đóng một vai trò quan trọng. quan trọng đối với tế bào sinh vật và quyết định trực tiếp đến thời tiết, khí hậu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ô nhiễm nguồn nước đã trở thành vấn đề nhức nhối và đáng lo ngại ở nhiều nơi, vì vậy tất cả chúng ta cần chung tay, góp sức bảo vệ nguồn nước.
Bài trước: Soạn văn 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống Bài tiếp: Soạn văn 12: Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội