Soạn văn 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng
- Với kiểu bài này cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, .... của đoạn thơ bài thơ đó
- Bài viết thường có những nội dung sau:
+ giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ
+ bàn về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
+ đánh giá chung đoạn thơ, bài thơ
Luyện tập
Xây dựng dàn ý: phân tích đoạn thơ của bài Tràng giang
A, Mở bài: Nêu ra đoạn thơ phân tích trong bài Tràng giang
B, Thân bài
- Nêu bổ sung về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang
- Phân tích về ND
+ 2 câu đầu: không gian rộng lớn hùng vĩ, khoáng đạt vô cùng của buổi hoàng hôn
• Thiên nhiên tạo vật hiện lên qua một nét vẽ núi mây hùng vĩ mang một vẻ khoáng đạt hoành tráng, mĩ lệ.
• Một cánh chim nhỏ tựa bóng chiều
+ Hai câu kết:
+ Hai câu kết bài:
• Sử dụng biện pháp tương phản: cảm giác cô đơn, nhỏ bé, vật vã giữa cuộc đời.
• Biểu hiện niềm nhớ nhung, khao khát tràn ngập trong lòng người, khát khao tìm được chỗ dựa cho tâm hồn.
• Nghệ thuật dùng từ láy âm “dờn dợn” lấy cái không có ngoại cảnh để nói cái có ở lòng người
• Phân tích nghệ thuật.
+ Từ phong cách cổ điển.
+ Tả cảnh thơ tài hoa.
+ Hình ảnh gợi liên tưởng
C, Kết bài: đánh giá chung về đoạn thơ
Bản 2. Soạn văn: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (siêu ngắn)
I. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đề tài của một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ rất đa dạng và phong phú: một đoạn thơ, một bài thơ, một hình ảnh thơ, ...
- Cách viết bài: nhìn chung bài viết có các ý chính sau
+ khái quát về đoạn thơ, bài thơ
+ Bàn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
+ Đánh giá chung về đoạn thơ, bài thơ.
Luyện tập
Câu 1 Trang 86, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I:
I. Mở bài
Trình bày về tác giả Huy Cận và bài thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)
II. Thân bài
- Nêu hoàn cảnh ra đời và tổng quát cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tràng Giang
- Phân tích đoạn thơ:
+ 2 dòng đầu: vẽ nên bức tranh thiên nhiên chiều muộn buồn nhưng vẫn đẹp và đẹp với hình ảnh mây cao, núi bàng bạc, ... Như vậy, thể hiện những rung động tinh tế của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên
+ 2 câu còn lại: tình cảm nhớ quê hương của tác giả được bộc lộ trực tiếp, chân thành, tất nhiên, không chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh - "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Nhận định giá trị ND và NT của đoạn thơ:
+ ND: đoạn thơ vẽ nên bức họa tự nhiên lúc xế chiều, như vậy, thể hiện nỗi nhớ quê, nhớ nhà của nhà thơ
+ Nghệ thuật: biện pháp dùng từ láy, hình tượng thơ cổ điển có phong vị đường thi
III. Kết bài
Cảm nhận cá nhân.
Bài trước: Soạn văn 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 Bài tiếp: Soạn văn 12: Tây tiến (Quang Dũng)