Soạn văn 12: Luật thơ (Tiếp theo)
Bài 1 Trang 127 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Giống nhau:
+ Mỗi câu có 5 tiếng (chữ)
+ Đều sử dụng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...
+ Những thanh bằng trắc cũng đối nhau, đặc biệt là các vị trí quan trọng.
- Khác nhau:
Sóng – Xuân Quỳnh |
Mặt trăng |
Vần: vận dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể, lớn, lên) - Lượng câu không hạn định - Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2,2/3,3/2 - Thơ hiện đại không nhất định phải đôi thanh bằng/trắc |
Vần: 1 vần (độc vận), vần cách. - Lượng câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng; bát cú: 8 dòng) - Nhịp: nhịp lẻ 2/3 - Hài thanh: quy tắc chặt chẽ về đối thanh, đối nghĩa |
Bài 2 Trang 127 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Xác định thanh bằng - trắc của những tiếng trong đoạn thơ:
Đưa người ta không đưa qua sông
B B B B B B B
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
B T T T T B Bv
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
T B B T B B T
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
B B B B B T Bv
- Nét đổi mới:
+ Thể thất ngôn truyền thống gieo vần chân: đoạn thơ ở trên gieo vần lưng, vần liền
+ Thể thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3; đoạn thơ ngắt nhịp linh hoạt hơn, có lúc 2/1/4,1/3/3.
+ Có luật thơ không ràng buộc một cách chặt chẽ giống như trong thơ truyền thống
Bài 3 Trang 127 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Mô hình bài Mời trầu
Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi
T B B T / T B Bv
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
B T B B / T T Bv
Có phải duyên nhau thì thắm lại
T T B B / B T T
Đừng xanh như lá bạc như vôi
B B B T T / B Bv
Bài 4 Trang 128 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Xác định những đặc điểm vần, nhịp, hài thanh:
Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)
T T B B B T T
Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)
B B B T T B Bv
Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)
B B T T B B T
Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)
T T B B T T Bv
- Bằng chứng sức tác động của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với Thơ Mới:
+ Về vần: thơ mới vẫn chịu tác động của vần thơ Đường luật, phần lớn gieo vần chân.
+ Về nhịp thơ: thơ mới phần lớn vẫn vận dụng 3-4 hoặc 4-3 như ở thơ Đường luật cổ.
+ Về hài thanh: thơ mới vẫn tuân theo nguyên tắc Đường thi (chữ thứ 2 dòng 2 phải cùng niêm với chữ thứ 2 của dòng 3)
Bài trước: Soạn bài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) Bài tiếp: Soạn văn 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm