Soạn văn 12: Kiểm tra tổng hợp học kì 1
I. Hướng dẫn ôn tập chung
II. Gợi ý đề bài
Phần trắc nghiệm
1. C 2. A 3. A 4. C 5. B 6. B
7. B 8. B 9. C 10. B 11. D 12. A
Phần tự luận
Đề 1 Trang 221 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập I:
1. Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập
- Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, trên toàn quốc nhân dân ta nổi dậy đấu tranh giành chính quyền
- Ngày 26/8/1945 Chủ tịch HCM từ Viêt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2/9/1945 ở quảng trường Ba Đình HCM đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hòa.
2. Dàn ý tham khảo
A, Mở bài: Nêu ra vấn đề cần nghị luận
B, Thân bài
- Kết cấu bản Tuyên ngôn độc lập
+ Căn cứ pháp lý của bản tuyên ngôn dựa vào quyền con người, quyền dân tộc, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…
+ Cơ sở thực tế lấy dẫn chứng lên án tội ác, sự xảo trá của thực dân Pháp.
+ Kết bài là sự tuyên bố độc lập: khẳng định chủ quyền của VN trước thế giới, bộc lộ ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập ấy.
- Lập luận chứng minh căn cứ pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
+ Trích dẫn lời lẽ trong hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp
+ Sử dụng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” đánh vào bộ mặt giả dối của Pháp và ngăn chặn bọn đế quốc đang nhăm nhe xâm lược nước ta.
+ Đem bản tuyên ngôn độc lập của VH sánh ngang với hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để bộc lộ lòng tự tôn dân tộc.
- Lập luận chứng minh căn cứ thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập
+ Sử dụng lập luận để bác bỏ các luận điểm xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” tại Việt Nam.
+ Minh chứng các chính sách dã man về văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục…
+ Vạch trần tội ác của thực dân Pháp, khẳng định lại giá trị của cuộc chiến đấu chính nghĩa của đất nước
+ Nghệ thuật lập luận logic và thích hợp, dẫn chứng thuyết phục, lời lẽ có tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
- Lời kết của bản tuyên ngôn độc lập
+ Khẳng định việc giành được quyền độc lập tự do cho đất nước là thiết yếu
+ Tuyên bố một lần nữa với thế giới rằng “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do…”
+ Bộc lộ tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập, dân chủ và tự do
C, Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận
Đề 2 Trang 221 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập I:
1. Giới thiệu bài thơ Tây Tiến
- Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội- đơn vị cũ của Quang Dũng
- Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, rời xa đơn vị chưa bao lâu tại Phù Lưu Chanh, ông đã viết bài thơ Nhớ Tây Tiến sau đổi thành Tây Tiến
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ
- Bà thơ khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên miền tây hùng vĩ dũ dội và mĩ lệ
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn đạm chất bi tráng
2. Dàn ý tham khảo
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giải thích
+ Đồng cảm: biết cảm nhận niềm vui nỗi buồn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ và thông cảm cho họ.
+ Chia sẻ: chia sẻ những vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cũng chia sẻ khó khăn về vật chất, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn…
Thảo luận
+ Cuộc sống còn nhiều khó khăn, cần có sự cảm thông, chia sẻ
• Chia sẻ về vật chất: giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn
• Chia sẻ về tinh thần: những ánh nhìn, nụ cười, những lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng, cảm thông, lắng nghe.
+ Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong các mối quan hệ khác nhau
• Đối với người được tặng họ cảm thấy quý mến hơn, có động lực để vượt qua
• Đối với người cho: hạnh phúc, cuộc sống đầy ý nghĩa
+ Thực tế sự đồng cảm trong xã hội hiện nay
+ Phê phán bệnh vô cảm, những lối sống ích kỷ, chung sống thiếu trách nhiệm với con người khác, với cộng đồng ở một số người.
C, Kết luận: bài học trong hành động cá nhân
Bản 2. Soạn văn: Kiểm tra tổng hợp học kì 1 (siêu ngắn)
Phần trắc nghiệm Trang 217 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập I:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Đáp án | C | A | C | C | B | B |
Câu | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Đáp án | B | B | A | B | D | C |
Phần tự luận:
Đề 1 Trang 221 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập I:
* Bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước
- Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập
- Ngày 2 -9-1945, ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước VN dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới
Câu 2
* Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn:
- Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lý cho Tuyên ngôn của Việt Nam: Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Cách mạng Pháp.
- Từ việc trích tuyên ngôn của nước Mĩ, Hồ Chí Minh đã dùng phương pháp suy luận trực tiếp “suy rộng ra” để khẳng định rằng Việt Nam có quyền hưởng tự do, bình đẳng như tất cả mọi dân tộc khác. Sau sự khẳng định đó, Bác đã trích dẫn thêm bản tuyên ngôn của Pháp để nhấn mạnh, khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách hưởng độc lập, tự do và bình đẳng. Từ các luận cứ như vậy sẽ dẫn đến kết luận tất yếu “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
=> Đoạn mở đầu lập luận chặt chẽ, bộc lộ tính chất khéo léo, kiên quyết và đầy sáng tạo.
Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn:
Bác đã lập luận bác bỏ các luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ” VN của bọn thực dân Pháp:
- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước VN, HCM sử dụng các dẫn chứng trên 2 phương diện: chính trị và kinh tế
- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn sử dụng sự thật lịch sử để thuyết phục:
- Các lập luận về lập trường chính nghĩa của dân tộc ta:
+ Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống Phát xít.
+ Nhân dân ta đã tạo nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống Nhật, giành lại đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước VN Dân chủ Cộng hòa “Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị”.
+ Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng Minh ở hội nghị Tê- hê- răng và Cựu Kim Sơn
=> Đoạn này, với sự lập luận chặt chẽ, logic theo quan hệ nhân quả, dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục nhăm làm nổi bật cở sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
Lời tuyên ngôn:
=> Khẳng định “Nước Việt Nam có quyền” và “Sự thật đã trở thành 1 quốc gia độc lập”. Đó là sự khẳng định và là sự tuyên bố công khai.
=> Bộc lộ quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, bộc lộ sự quyết tâm, kêu gọi dân tộc cả nước chung sức giữ gìn độc lập, tự do vừa giành được.
Sự tuyên ngôn với các lời lẽ thuyết phục dựa trên căn cứ pháp lý và thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
Đề 2 Trang 221 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập I:
Câu 1:
* Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng"
- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:
+ Đoàn quân có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào
+ Địa bàn hoạt động: rộng lớn từ Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa
+ Lính Tây Tiến phần lớn là các chàng trai Hà Nội, trẻ trung, yêu nước
- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ ở Phù Lưu Chanh, Hà Tây
- Tác phẩm ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ” và được gọi tên là Tây Tiến. Tác phẩm được in trong tập “Mây đầu ô”.
Câu 2:
Bàn luận về vấn đề: "Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta hiện nay"
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận
II. Thân bài
- Giải thích:
+ Đồng cảm: là sự thấu hiểu, thông cảm lẫn nhau
+ Chia sẻ: là sự quan tâm, chia sẻ mọi nỗi niềm trong cuộc sống
- Biểu hiện của sự đồng cảm và sẻ chia:
+ Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước tình cảnh của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu hiểu niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác phải trải qua.
+ Qua sự đồng cảm dẫn đến hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất (nhường cơm sẻ áo) lẫn chia sẻ về mặt tinh thần (động viên, thăm hỏi, lắng nghe... )
+ Những chương trình từ thiện, thiện nguyện,...
- Ý nghĩa của đồng cảm, sẻ chia:
+ Đem lại niềm vui cho bản thân và cho mọi người xung quanh
+ Cuộc sống trở nên có ý nghĩa và hạnh phúc hơn
- Tuy nhiên, bên cạnh các tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau, sự mất mát của mọi người xung quanh. Đó là thể hiện của lối sống ích kỷ, chúng ta phải 2lên án, phê phán những người có lối sống như thế
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân
III. Kết bài
Tổng kết vấn đề nghị luận
Bài trước: Soạn văn 12: Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 Bài tiếp: Soạn văn 12: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)