Soạn văn 12: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
- Dọn về làng là tác phẩm sáng tác về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy đau thương mà anh dũng
Bố cục
- Phần 1 bao gồm 6 câu đầu và 15 câu cuối: Đoạn này thể hiện sự vui sướng lúc được trở về làng.
- Phần 2 bao gồm 31 câu giữa: Đoạn này thể hiện cuộc đời gian khổ và sự căm hờn giặc của nhân dân Cao - Bắc - Lạng.
Hướng dẫn soạn bài:
Câu 1 Trang 141 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng được thể hiện bằng những hình ảnh:
+ Mấy năm: thời gian kéo dài
+ Quên tết... quên rằm
+ Chạy hết núi khe, cay đắng
+ Lán sụp; nát cửa; vắt bám
+ Mẹ địu em chạy; con sau lưng tay dắt bà; vai đầy tay nải...
+ Cuộc đời yên bình bị đảo lộn, nhà cửa tan tác, gia đình li tán, khổ cực.
=> Tạo ra các ấn tượng mạnh, ảnh hưởng tới người đọc nhờ các hình ảnh cụ thể
- Tội ác của giặc Pháp:
+ Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng.
+ Áo quần bị vơ vét.
+ Cha bị bắt, bị đánh chết.
+ Chôn cất cha; bằng khăn của mẹ; liệm bằng áo của con
+ Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt...
=> Bộc lộ thái độ xót xa, đau đớn, căm thù giặc ngoại xâm
Câu 2 Trang 141 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Nét độc đáo ở lối thể hiện niềm vui Cao- Bắc –Lạng được giải phóng:
+ Mở đầu là đoạn thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng khi quê hương hoàn toàn giải phóng, kết thúc là hình ảnh đẹp của ngày dọn về làng
+ Niềm vui tiếng người cười nói, xuống làng, người nói cỏ lay, ô tô kêu vang đường, ríu rít tiếng cười trẻ thơ
+ Lối thể hiện niềm vui là những hình ảnh, so sánh, biểu cảm... mang đậm chất núi rừng: xúc động, chân thực, giản dị, tự nhiên
+ Giọng thơ vui tươi, vui vẻ (trái ngược với sự oán hận, hận thù và buồn bã ở đoạn giữa).
Câu 3 Trang 141 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
- Hình ảnh giản dị, gần gũi với đời thường, cách diễn đạt tự nhiên, giàu hình ảnh, không cầu kỳ, hoa mỹ, trau chuốt.
- Miêu tả trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện tình cảm, suy nghĩ của đồng bào các dân tộc thiểu số:
- Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, lối diễn đạt tự nhiên, giàu hình ảnh, không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt.
- Dù miêu tả trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện cách cảm, cách nghĩ của đồng bào các dân tộc thiểu số:
+ Hình ảnh so sánh: Người đông như kiến, súng đầy như củi; Người nói cỏ lay trong rừng rậm; Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối; ...
+ Ngôn ngữ được sử dụng: hàng đàn; quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy; mày; tao..
Bản 2. Soạn văn: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) (siêu ngắn)
Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:
- Phần 1 là khổ thơ đầu: Niềm vui khi Cao – Bắc – Lạng được giải phóng
- Phần 2 bao gồm 3 khổ tiếp: Niềm đau của nhân dân và tội ác của thực dân Pháp
- Phần 3 Phần còn lại: Niềm vui sướng vì quê hương đã được giải phóng
Câu 1 Trang 141 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả cụ thể như sau:
- Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng:
+ Người dân "Quên Tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy"
+ Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi
+ Nhớ một hôm mịt mù mưa rơi
(... ) Đường đi lại vắt bám đầy chân
=> Tác giả nhớ và kể lại những nỗi đau mà người dân miền núi phải chịu đựng dưới ách kìm kẹp của thực dân Pháp.
+ Cảnh chạy giặc:
Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng
(... ) Bà bị lòa mắt không biết lối đi
+ Cảnh những con người: bị thương, thậm chí bị giết trong cuộc thảm sát dã man của kẻ thù, hình ảnh 1 đám tang không có người đưa tiễn thăm viếng.
=> Qua nỗi thống khổ, mất mát của người dân miền núi, tác giả lên án tội ác man rợ, rùng rợn của thực dân Pháp.
- Tội ác của giặc Pháp được thể hiện rõ qua những hành động:
+ Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng
+ Áo quần bị vơ vét
+ Cha bị bắt, bị đánh chết
+ Chôn cất cha bằng khăn của mẹ, liệm bằng áo của con
+ Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt
Qua những câu thơ trên, người đọc còn thấy được thái độ của nhà thơ khi kể tội ác của giặc Pháp: Tác giả đau đớn, xót xa, sự căm thù đến tột độ và muốn làm gì đó với mục đích trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả".
Câu 2 Trang 141 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
* Điểm độc đáo ở lối thể hiện niềm vui trên quê hương Cao - Bắc - Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm:
- Niềm vui đến với mọi người dân Cao – Bắc – Lạng
- Âm thanh: người nói, ô tô, tiếng trẻ con ríu rít một cuộc sống tươi mới, rộn ràng,...
Câu 3 Trang 141 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập I:
Sắc thái dân tộc biểu hiện bằng lối vận dụng hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả như sau:
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh:
+ Người như kiến, súng như củi
+ Người nói cỏ lay trong rừng rậm
+ Hổ đến đẻ con trong rừng chuối
=> Lối dùng hình tượng cụ thể, gần gũi với cách nói của đồng bào, dân tộc.
- Các từ ngữ: hàng đàn, quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy, mày, tao,..
=> Lối vận dụng từ ngữ tự nhiên, thuần phác, gần gũi với lời ăn tiếng nói của những người dân miền núi.
* Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
- Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả chân thực nỗi thống khổ của nhân dân, đồng thời, tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- Giá trị nghệ thuật: hình tượng, từ ngữ gần gũi, quen thuộc với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.
Bài trước: Soạn văn 12: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học Bài tiếp: Soạn văn 12: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)