Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận (trang 128 Ngữ văn 8 tập 2)

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận (trang 128 Ngữ văn 8 tập 2)

Mở bài: Khẳng định vai trò của tuổi trẻ và mối quan hệ giữa thế hệ trẻ với tương lai đất nước

Thân bài:

- Khái niệm tuổi trẻ: bộ phận người trong độ tuổi thanh thiếu niên, là quãng thời gian thanh xuân của đời người.

- Khẳng định vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước

+ Sức khỏe tốt, dẻo dai, bền bỉ

+ Tinh thần, sẵn sàng xông pha, nhiệt huyết, bứt phá

+ Nhanh nhạy, tiếp thu nhanh các loại công nghệ, ngoại ngữ, tinh thần giao lưu hội nhập cao.

- Nhiệm vụ của tuổi trẻ:

+ Tu dưỡng tâm hồn, đạo đức

+ Học tập và rèn luyện tốt

+ Không ngừng học hỏi và trau dồi các kĩ năng, kiến thức..

+ Tránh xa các loại tệ nạn xã hội

...

- Một số tấm gương tiêu biểu: Các bạn trẻ đã đạt kết quả cao trong các kì thi quốc tế như Vật lí, Toán, Hóa học... , VĐV bơi lội Ánh Viên,... đã mang đến vinh quang cho đất nước.

Kết bài: Khẳng định lại nhiệm vụ và vai trò của giới trẻ với tương lai của đất nước

II. Bài văn mẫu

BAI_TAP

Đề 2: Văn học và tình thương

I. Dàn ý

Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận “ văn học và tình thương”, chỉ ra mối liên hệ giữa 2 vấn đề này.

Thân bài:

- Vai trò của văn học đó chính là mang đến những giá trị nhân văn, giúp con người nuôi dưỡng tình thương với nhau:

+ Khiến người đọc đồng cảm với số phận của nhân vật trong tác phẩm: lão Hạc, chị Dậu...

+ Khiến con người thêm yêu thương nhau hơn: Yêu thương người thân của mình (Dẫn chứng: Bếp lửa, Bức tranh của em gái tôi, Trong lòng mẹ,... ); Yêu thương những người xung quanh mình (Dẫn chứng: Ca dao yêu thương tình nghĩa... )

+ Tình thương đối với non sông, quê hương đất nước: Ngắm trăng, Khi con tu hú, Quê hương...

- Tình thương cũng chính là cảm hứng, là động lực để các tác giả cho ra đời những tác phẩm văn học: Những giá trị nhân văn chứa đựng trong các tác phẩm văn học hiện thực thời kì trước cách mạng tháng 8 đều xuất phát từ sự xót thương, đồng cảm của tác giả đối với số phận của người dân trong xã hội cũ (Bước đường cùng, Tắt đèn, Lão Hạc... )

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của mối quan hệ giữa tình thương và văn học

II. Bài văn mẫu

BAI_TAP

Đề 3: Hãy nói “không” với các loại tệ nạn xã hội

I. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận “Nói không với các tệ nạn xã hội”

Thân bài:

- Giải thích “Tệ nạn xã hội”:

+ là những hiện tượng đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm luật pháp, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của con người và xã hội.

+ Các tệ nạn xã hội phổ biến: Trộm cắp, mại dâm, cờ bạc, nghiện ngập, rượu bia không có kiểm soát...

- Khẳng định sự nguy hại của tệ nạn xã hội:

+ Gây ảnh hưởng xấu cho người mắc tệ nạn: sức khỏe suy giảm, lãng phí tiền bạc; các mối quan hệ xung quanh, ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người; suy đồi đạo đức, nhân cách...

+ Gây ảnh hưởng đến những người thân, bạn bè: Lo lắng, đau buồn, tốn kém chi phí để chữa trị, ảnh hưởng đến sức khỏe khi xa vào một số tệ nạn có thể lây lan...

Gây ảnh hưởng đến xã hội: Thiệt hại về tài sản của người dân, thậm chí liên lụy tới sức khỏe của những người thân vô tội (HIV, mại dâm... ); tăng gánh nặng đảm bảo an ninh và phúc lợi của nhà nước

- Nói “không” với các tệ nạn xã hội:

+ Trang bị kiến thức về các loại tệ nạn xã hội

+ Bài trừ các tệ nạn xã hội

+ Tuyên truyền và vận động người thân, bạn bè tránh xa những tệ nạn xã hội

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội

Kết bài: Kêu gọi mọi người nên tránh xa các tệ nạn xã hội