Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Thuế máu (trang 91 Ngữ văn 8 tập 2)

Soạn bài: Thuế máu (trang 91 Ngữ văn 8 tập 2)

Tóm tắt

I. Chiến tranh và người bản xứ

Trước năm 1914, chúng xem họ như những tên da đen bẩn thỉu. Khi chiến tranh nổ ra, họ đã trở thành những “chiến sĩ bảo vệ cho công lí và tự do”. Nhưng họ đã phải trả một cái giá quá đắt, cả những người xông pha ra chiến trận hay ở hậu phương đều phải bỏ mạng vô kể.

II. Chế độ lính tình nguyện

Ngoài thuế, sưu, ... nhân dân Đông Dương còn phải gánh thêm vạ mộ lính. Chế độ ấy đã được tiến hành bằng cách nào không ai biết, chỉ cần trong một khoảng thời gian nhất định phải nộp cho đủ một số lính nhất định. Những người bị bắt đi lính luôn tìm đủ mọi cách để trốn.

III. Kết quả của sự hi sinh

Khi chiến tranh kết thúc, cả người da đen và chúng ta đã trở lại “giống người bẩn thỉu”. Bọn chúng đã lột hết của cải của họ, hành hạ và đánh đập một cách dã man trong khi những thương binh người Pháp được đối xử một cách tử tế.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Nhận xét về cách đặt tên chương, tên phần trong văn bản:

- Cách đặt tên chương là“Thuế máu”:

+ Thứ thuế vô lí bóc lột xương máu, tính mạng người dân nghèo

+ Gợi số phận thảm thương của những người dân thuộc địa và tội ác cùng cực của thực dân Pháp.

+ Cho thấy sự căm phẫn của tác giả đối với bọn thực dân, niềm thương xót tột cùng với nhân dân thuộc địa.

+ Tạo ấn tượng mạnh mẽ và sự tò mò cho độc giả

- Cách đặt tên chương: Trình tự và cách đặt tên các phần cho mỗi chương đã gợi lên quá trình lừa bịp, áp bức, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của chế độ thực dân cai trị.

Câu 2:

- Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi cuộc chiến tranh diễn ra:

+ Trước chiến tranh: Người dân chỉ được xem là những tên da đen, những tên "An-nam-mít bẩn thỉu", chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị.

+ Khi chiến tranh nổ ra: họ trở thành " con yêu", những người "bạn hiền" của các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé, được trao cho nhiều danh xưng cao quý.

- Số phận bi thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa đã được miêu tả: Trả giá đắt

+ Đột ngột lìa xa con, quê hương.

+ Bỏ mạng, phơi thây trên những bãi chiến trường châu Âu: Lấy máu tưới lên vòng nguyệt quế, lấy xương chạm thành những chiếc gậy của ngài chống chế...

+ Hậu phương thì kiệt sức khi làm việc tại các xưởng thuốc súng ghê tởm

+ Bảy mươi vạn người bản xứ đã đến đất Pháp, tám vạn người không bao giờ có cơ hội trở về.

Câu 3:

- Các mánh khóe, thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân:

+ Tiến hành các cuộc vây bắt lớn để ép người dân đi lính

+ Lợi dụng việc bắt lính để vòi vĩnh, tham nhũng

+ Đánh đập dã man nếu ai chống đối lệnh đi lính

+ Bọn thực dân dựng đã bày màn kịch rêu rao về chế độ " tình nguyện" đi lính.

- Người dân thuộc địa không hề tình nguyện như lời lẽ của bọn cầm quyền:

+ Họ tự tìm cách khiến cho mình bị nhiễm các căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.

+ Họ bị bắt bớ, xiềng xích, tống giam và bị áp giải xuống tàu.

Câu 4:

- Kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh:

+ Những lời tình tứ của các nhà cầm quyền bỗng dưng im bặt

+ Họ lại trở về là “giống người bẩn thỉu” như họ trước chiến tranh

+ Họ bị tước đoạt hết của cải, bị ngược đãi và bị đánh đập dã man

+ Họ phải hi sinh vô nghĩa bởi một chế độ thực dân không biết đến chính nghĩa và công lí.

⇒ Chính quyền thực dân đã đối xử vô cùng bất công, dã man, tàn nhẫn,

Câu 5:

Bố cục của từng phần trong chương được kết cấu theo:

+ Trình tự thời gian: trong, trước, và sau cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên.

⇒ Phơi bày được toàn bộ tội ác cũng như sự lật lọng, trơ trẽn của chính quyền thực dân đồng thời khắc họa được những nỗi đau của nhân dân ta.

- Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo của tác giả đã thể hiện chủ yếu qua:

+ Đưa vào các hình ảnh chân thực phản ánh đúng thực trạng, có sức tố cáo vô cùng mạnh mẽ.

+ Ngôn từ của tác giả vô cùng sâu sắc khi đả kích, châm biếm chính sách và giọng điệu lừa phỉnh của bọn thực dân: ngôn ngữ giàu sức gợi hình.

+ Sử dụng câu hỏi tu từ nhằm mục đích đập tan luận điệu xảo trá, bịp bợm đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.

+ Sử dụng thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác.

Câu 6:

- Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích

+ Cách đặt tên phần, tên chương

+ Hình ảnh có tính biểu tượng cao “những nơi hoang vu mộng mơ”, “lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt quế”...

+ Giọng điệu khi châm biếm sâu cay, lúc đồng cảm, xót thương.