Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (trang 34 Ngữ văn 8 tập 2)

Soạn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (trang 34 Ngữ văn 8 tập 2)

I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh,

Đọc bài giới thiệu và trả lời các câu hỏi.

Câu 1:

Bài giới thiệu đã cung cấp thêm vốn hiểu biết về:

- Lịch sử ra đời của Hồ Hoàn Kiếm

- Câu chuyện về các tên gọi khác nhau của hồ Hoàn Kiếm

- Lịch sử và kiến trúc của ngôi đền Ngọc Sơn

- Nguồn gốc Tháp Rùa, Tháp Bút, Bờ Hồ.

Câu 2:

Muốn viết một bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh như vậy thì chúng ta cần có các kiến thức về địa lí, văn hóa, lịch sử, kiến trúc...

Câu 3:

Để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh người viết cần: Tìm hiểu các tri thức về địa danh thắng đó thông qua quan sát thực tế, đọc qua sách báo, tạp chí, nhà nghiên cứu... về địa danh thắng cảnh đó.

Câu 4:

Bài viết trên được chia bố cục như sau:

- Giới thiệu chi tiết về Hồ Hoàn Kiếm.

- Giới thiệu về Tháp Bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc.

- Giới thiệu về Bờ Hồ.

Bài này có bố cục chưa hợp lý, thiếu phần mở bài và kết bài.

Câu 5:

Phương pháp thuyết minh ở đây: phân tích và liệt kê.

II. Luyện tập

Câu 1:

Mở bài: Giới thiệu Hồ Gươm là một danh thắng của Thủ đô Hà Nội.

Thân bài: - Giới thiệu chi tiết về Hồ Hoàn Kiếm.

- Giới thiệu về Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn.

- Giới thiệu về các sinh hoạt quanh bờ hồ.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ trước cảnh Hồ Gươm

Câu 2:

- Giới thiệu theo trình tự từ ngoài vào trong, từ xa tới gần thì có thể sắp xếp theo thứ tự:

+ Giới thiệu khái quát về hai thắng cảnh hồ Gươm và đền Ngọc Sơn

+ Giới thiệu hồ Gươm:

+ Lịch sử của hồ

+ Diện tích của hồ

+ Đặc điểm màu nước của hồ

+ Cảnh vật xung quanh hồ

- Giới thiệu đền Ngọc Sơn:

+ Vị trí của ngôi đền Ngọc Sơn

+ Lịch sử và nguồn gốc đền Ngọc Sơn

+ Quang cảnh của đền

- Giới thiệu về Tháp Rùa:

+ Vị trí Tháp Rùa

+ Lịch sử hình thành nên Tháp Rùa

+ Quang cảnh đặc Tháp Rùa

Câu 3:

Mở bài: Giới thiệu Hồ Gươm là một thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội.

Thân bài: - Giới thiệu chi tiết về Hồ Hoàn Kiếm.

+ Trước đây là một đoạn sông của dòng sông Hồng, hồ đã có đến vài nghìn tuổi.

+ Đầu tiên có tên là hồ Lục Thủy

+ Ở thế kỉ XV đổi thành tên Hoàn Kiếm, gắn liền với sự tích trả gươm thần.

+ Cuối cùng lại gọi tên hồ là Thủy Quân

- Giới thiệu về ngôi Đền Ngọc Sơn và Tháp Rùa.

Đền Ngọc Sơn:

+ Từng là Điếu Đài- nơi nhà vua tới câu cá

+ Thời chúa Trịnh Giang dựng cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc đẻ làm nơi hóng gió.

+ Đền có 3 nếp

Tháp Rùa:

+ Hình thành vào cuối thế kỉ XIX

+ Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ Đức Thánh Trần và thánh Văn Xương

+ Nguyễn Siêu đã tu sửa lại và tạc lên thân tháp 3 chữ Tả Thanh Thiên

- Giới thiệu cảnh sinh hoạt quanh bờ hồ.

+ Bờ Hồ là nơi hội họp, dạo chơi, lễ Tết hằng năm.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân trước thắng cảnh Hồ Gươm

Câu 4:

- Câu thơ gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” có thể được đưa vào phần mở bài hoặc đưa vào phần đầu tiên của đoạn văn nhằm giới thiệu Hồ Gươm