Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Ôn tập phần làm văn (trang 151 Ngữ văn 8 tập 2)

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn (trang 151 Ngữ văn 8 tập 2)

Câu 1:

- Một văn bản cần có tính thống nhất để các nội dung các câu trong văn bản không bị phân tán, giúp văn bản thống nhất hướng tới một nội dung.

- Tính thống nhất của văn bản được biểu hiện ở các mặt sau:

+ Nhan đề và các đề mục của văn bản.

+Trong các mối liên hệ giữa các phần trong văn bản.

+ Những từ ngữ then chốt trong văn bản.

Câu 2:

- Em rất thích đọc sách. Đọc sách giúp em được khám phá thêm những tri thức phong phú trong cuộc sống. Những kiến thức mà biết bao thế hệ đã chắt lọc, đúc kết. Đọc sách còn giúp em cảm thấy thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng. Một cuốn sách hay sẽ khiến tâm hồn ta cảm thấy nhẹ nhàng và sâu sắc hơn. Hãy tập thói quen chăm đọc sách, sách chính là người bạn tốt của chúng ta.

- Hè đã đến thật rồi! Mùa hè là mùa của cái nắng vàng tươi. Hè đến cây cối trở nên xanh tươi, ve kêu râm ran khắp cả lối đi. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực cả một góc trời. Hoa phượng hái xếp thành cánh bướm, râu hoa và chọi gà. Đây là thời điểm các loại hoa quả chín mọng, thơm ngon, nào là bưởi, dưa, cam, lê, mận... Cũng chính là mùa học trò được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học hành vất vả. Mùa hè thật là hấp dẫn.

Câu 3:

Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự tại vì:

- Để chắt lọc các ý chính và hiểu nội dung chính của văn bản.

- Để giới thiệu ngắn gọn nhất về nội dung văn bản đó cho người khác biết.

- Để lưu giữ và nhớ lại những khi cần thiết.

Để tóm tắt được văn bản tự sự cần:

- Đọc kĩ văn bản gốc và tìm ra chủ đề chính của văn bản.

- Xác định các nội dung chính cần tóm lược.

- Viết thành một bản tóm tắt một cách khách quan.

Câu 4:

Tác dụng của văn bản tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả: Giúp cho văn bản thêm sức thuyết phục, và sinh động hơn

Câu 5:

Khi viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần lưu ý: Yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ được sử dụng với vai trò yếu tố phụ với mục đích làm cho văn bản tự sự thuyết phục hơn.

Câu 6:

Văn bản thuyết minh là loại văn bản được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày, cung cấp cho con người tri thức về đặc điểm, nguyên nhân, tính chất… các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội dựa trên phương thức giới thiệu, trình bày, giải thích.

- Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo được các yêu cầu:

+ Trình bày tri thức một cách trung thực, khách quan, hữu ích đối với người đọc.

+ Diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ, chính xác và hấp dẫn.

- Những văn bản thuyết minh thường gặp:

+ Giới thiệu cách chế biến một món ăn

+ Giới thiệu cách làm một món đồ vật

+ Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử nào đó

+ Giới thiệu tiểu sử người nổi tiếng, danh nhân, nhà văn…

+ Giới thiệu về một tác phẩm

Câu 7:

Muốn làm tốt một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:

- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh

- Xác định rõ ràng phạm vi, kiến thức khách quan, khoa học về đối tượng đó.

- Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp

- Tìm bố cục thích hợp

Một số phương pháp thuyết minh sự vật thông dụng:

- Phương pháp giới thiệu, định nghĩa, giải thích.

- Phương pháp liệt kê.

- Phương pháp đưa ra ví dụ.

- Phương pháp sử dụng số liệu.

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp phân loại, phân tích.

Câu 8:

Bố cục thường gặp nhất khi làm một bài văn thuyết minh là bố cục chia thành ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh

- Thân bài: Trình bày một cách cụ thể, chi tiết về các mặt như: lợi ích, cấu tạo, đặc điểm, và các điểm nổi bật khác của đối tượng.

- Kết bài: Thể hiện thái độ đối với đối tượng.

Câu 9:

Luận điểm trong bài văn nghị luận là các quan điểm, tư tưởng, chủ trương mà người viết muốn đưa ra trong bài.

Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”

Mở bài: Giới thiệu câu nói về sách của Maxim Gorki và khẳng định vai trò quan trọng của sách

Thân bài:

- Sách là nguồn kiến thức

+ Sách là nơi lưu giữ những kiến thức từ ngàn đời xưa cho đến nay

+ Sách có đa dạng những loại kiến thức: Khoa học, giải trí, xã hội...

- Kiến thức chính là con đường sống, chính vì thế sách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống

+ Cung cấp các kiến thức hữu ích về tất cả các lĩnh vực cho con người

+ Từ sách ta có thêm những kinh nghiệm hay để vận dụng vào đời sống, giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn.

+ Sách không chỉ cung cấp các kiến thức mà còn giúp chúng ta tu dưỡng tâm hồn, rèn luyện nhân cách.

- Hãy yêu sách, ham đọc sách

+ Chọn cho mình những cuốn sách hay và phù hợp

+ Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày

Kết bài: Khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sách đối với con người.

Ví dụ:

Đề: Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”

Mở bài: Giới thiệu câu nói của Maxim Gorki về sách và khẳng định vai trò của sách

Thân bài:

- Sách là nguồn kiến thức

+ Sách là nơi lưu giữ những kiến thức từ ngàn đời xưa cho đến nay

+ Sách có đa dạng những loại kiến thức: Khoa học, giải trí, xã hội...

- Kiến thức chính là con đường sống, chính vì thế sách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống

+ Cung cấp các kiến thức hữu ích về tất cả các lĩnh vực cho con người

+ Từ sách ta có thêm những kinh nghiệm hay để vận dụng vào đời sống, giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn.

+ Sách không chỉ cung cấp các kiến thức mà còn giúp chúng ta tu dưỡng tâm hồn, rèn luyện nhân cách.

- Hãy yêu sách, ham đọc sách

+ Chọn cho mình những cuốn sách hay và phù hợp

+ Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày

Kết bài: Khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sách đối với con người.

Tính chất:

- Luận điểm được trình bày chính xác, rõ ràng

- Có các luận điểm chính và luận điểm phụ

- Các luận điểm được liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lý

Câu 10:

Văn bản nghị luận không phải chỉ cần có yếu tố biểu cảm mà còn phải cần cả các yếu tố tự sự và miêu tả.

+ Yếu tố tự sự: Sử dụng khi kể lại một câu chuyện, một sự việc hay trình bày các dẫn chứng

+ Yếu tố miêu tả: Cho ta dễ hình dung ra các đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật hay sự việc

+ Yếu tố biểu cảm: Sử dụng khi tác giả muốn thể hiện cảm xúc, tìm sự đồng cảm ở người đọc về vấn đề mình muốn nghị luận

Ví dụ “Chiếu dời đô”

+ Yếu tố tự sự: khi kể về các tấm gương trung nghĩa trong lịch sử

+ Yếu tố miêu tả: Sự bành trướng, nghênh ngang của kẻ thù.

+ Yếu tố biểu cảm: bộc lộ trực tiếp nỗi đau chưa thể tiêu diệt quân giặc

⇒ Một bài hịch có lập luận rõ ràng, chặt chẽ, sắc bén và có sức thuyết phục cao, sự truyền cảm mạnh mẽ.

Câu 11:

- Văn bản thông báo là loại văn bản sử dụng để truyền đạt thông tin cụ thể của đoàn thể, cơ quan, người tổ chức để thông báo cho những thành viên, người dưới quyền, đoàn thể hoặc những ai quan tâm tới nội dung thông báo được biết để tham gia hoặc thực hiện.

- Văn bản tường trình là kiểu văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong sự việc đã xảy ra và gây ra hậu quả cần phải xem xét.

- Phân biệt hai loại văn bản: Văn bản thông báo để trình bày các công việc đã làm, đã thực hiện được để người đọc được biết. Văn bản tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong những sự việc đã xảy ra và cần xem xét lại.