Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận (trang 83 Ngữ văn 8 tập 2)

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận (trang 83 Ngữ văn 8 tập 2)

Mở bài:

- Giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và Lí Công Uẩn (cuộc đời, công trạng, những tác phẩm văn học tiêu biểu.. )

-Khẳng định vai trò lãnh đạo của 2 nhân vật ấy qua Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô.

Thân bài: Chiếu dời đô

-Chiếu dời đô là một bài chiếu có mục đích bày tỏ nguyện vọng dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La của Lí Công Uẩn:

+ Lập luận rõ ràng và chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, các dẫn chứng xác thực, có thuyết phục cao.

+ Lời lẽ, giọng điệu giống như một lời tâm sự, bàn bạc nên tạo được sự đồng cảm cao

⇒ Thuyết phục được các quân thần, nhân dân về việc dời đô về Đại La

- Việc dời đô về Đại La đã chứng tỏ tầm nhìn chiến lược sâu xa của một người lãnh đạo tài tình như Lí Công Uẩn.

+ Thuận lợi về vị trí địa lí, văn hóa, giao lưu kinh tế... phát triển đất nước

+ Khẳng định sự phát triển và vững mạnh của đất nước

-Thực tế đã chứng minh sự phồn thịnh của đất nước khi chọn Đại La làm kinh đô: Các triều đại sau này và cho đến tận ngày nay.

Hịch tướng sĩ

- Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng, là một vị chủ tướng vĩ đại

- Ông đã thẳng thắn nhìn nhận tình hình của đất nước, thế giặc và những điều tồn tại trong binh sĩ như thế nào.

- Trần Quốc Tuấn đã thức tỉnh tướng sĩ, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu chống quân xâm lược của quân sĩ

+ Viện dẫn sử sách Trung Quốc về những tấm gương trung nghĩa

+ Vạch trần tội ác của quân giặc

+ Chỉ ra các hành động sai trái và vạch con đường cần đi

- Trần Quốc Tuấn không chỉ thuyết phục quân sĩ bằng lí lẽ mà còn bằng chính tình cảm chân thành của mình.

+ Thể hiện nỗi lòng của mình trước cảnh đất nước bị giày xéo

+ Chỉ ra ân tình chủ-tướng

- Lời lẽ lúc nghiêm khắc lúc thống thiết, lập luận sắc bén và thuyết phục.

Kết bài: Cả 2 tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của nền văn học Việt, Trần Quốc Tuấn và Lí Công Uẩn là 2 vị anh hùng, 2 danh nhân kiệt xuất của dân tộc Việt.

II. Bài văn mẫu

BAI_TAP

Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

I. Dàn ý

Mở bài:

- Giới thiệu về tác phẩm "Bàn về phép học" của tác giả La sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

- Khẳng định chung về tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành.

Thân bài:

- Giải thích:

+ Học: Là quá trình thu thập kiến thức

+ Hành: Là quá trình áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn

- Học là nền tảng để tích lũy tri thức, hành giúp chúng ta nắm chắc kiến thức.

- Học và hành giúp con người nhớ kiến thức lâu hơn

- Học và hành giúp kiến thức trở nên có ích cuộc sống, giúp chúng ta làm mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

- Học mà không đi đôi với hành sẽ khiếnk hả năng suy nghĩ bị hạn chế, kiến thức nhanh bị lãng quên.

- Nhưng nếu chỉ "hành" thôi mà không học thì cũng như là sự mò mẫm, dò đường, sẽ tốn rất nhiều thời gian mà kết quả lại không như ý muốn.

Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của sự kết kết hợp giữa học và hành

II. Bài văn mẫu

BAI_TAP

Đề 3: Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó chính là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới chính là con đường sống”

I. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu và trích câu nói của Maxim Gorki, khẳng định vai trò của sách

Thân bài:

- Sách chính là nguồn kiến thức

+ Sách là nơi lưu giữ những kiến thức từ ngàn đời xưa cho đến nay

+ Sách có đa dạng những loại kiến thức: Văn hóa, xã hội, khoa học, giải trí...

- Kiến thức chính là con đường sống, bởi vậy sách đóng vai trò vô cùng quan trọng

+ Cung cấp các kiến thức hữu ích về các lĩnh vực cho con người

+ Từ sách ta có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm để vận dụng chúng vào cuộc sống, giúp cuốc sống của chúng ta dễ dàng hơn.

+ Sách không chỉ cung cấp kiến thức cho chúng ta mà còn giúp chúng ta rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức tinh thần.

- Hãy yêu sách, hãy ham đọc sách

+ Chọn cho mình những cuốn sách hay và phù hợp

+ Rèn luyện thói quen đọc sách

Kết bài: Khẳng định vai trò quan trọng to lớn của sách đối với con người