Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Bàn về phép học (trang 78 Ngữ văn 8 tập 2)

Soạn bài: Bàn về phép học (trang 78 Ngữ văn 8 tập 2)

Bố cục chia thành 4 phần:

- Phần 1 - (Từ đầu... tệ hại ấy): Mục đích chân chính của việc học

- Phần 2 - (Cúi từ nay... xin chớ bỏ qua): Bàn về cách học

- Phần 3 - (Đạo học... thịnh trị): Kết quả theo dự kiến

- Phần 4 - (Đoạn còn lại): Kết luận về phép học

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

- Mục đích chân chính của việc học chính là:

+ Học để hiểu biết đạo.

+ Học để biết cách làm người

+ Học để giúp đất nước thịnh trị.

Câu 2:

Tác giả đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái: Học chạy theo hình thức hòng cầu danh lợi, không biết đến tam cương ngũ thường.

⇒ Hậu quả: Thần nịnh hót, chúa tầm thường, cảnh nước mất nhà tan.

Câu 3:

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện các chính sách sau:

- Tuần tự tiến lên, từ thấp lên cao.

- Học rộng, nghĩ sâu, biết nắm bắt những điều cơ bản, cốt lõi nhất.

- Học cần phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ là để biết mà còn để thực hành.

Câu 4:

- Có các“phép học” sau:

+ Từ đơn giản tới phức tạp: học để bồi lấy gốc, tuần tự thăng tiến Tứ thư Ngũ kinh, Chư sử

+ Học nắm chắc cốt lõi

+ Từ lý thuyết đến thực hành: học đi đôi với thực hành

- Tác dụng và ý nghĩa của các phép học ấy:

+ Người tốt rất nhiều

+ Triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị

⇒ Đất nước có nhiều người hiền tài, quốc gia thịnh trị.

Câu 5:

Sơ đồ lập luận của đoạn văn

Soạn bài: Bàn về phép học ảnh 1

Luyện tập

Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”

Trong việc học, phương pháp kết hợp giữa việc học lí thuyết và thực tiễn là vô cùng trọng yếu và cần thiết. Lý thuyết giúp ta có thêm kiến thức căn bản về đối tượng. Thực hành là cách để chúng ta áp dụng lý thuyết đã học được từ sách vở vào thực tế, vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Ta có thể nhận thấy, cả 2 yếu tố lý thuyết và thực hành đều rất quan trọng. Chúng ta không thể chỉ học mỗi lý thuyết để rồi biến chúng thành mớ kiến thức không giá trị. Lý thuyết chính là nền tảng cơ bản để ta thực hành. Thực hành là cách để áp dụng khiến lý thuyết trở nên hữu ích và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Bởi vậy, để học tốt thì cần thực hiện phương pháp “học đi đôi với hành”.