Soạn bài: Quê hương (trang 18 Ngữ văn 8 tập 2)
Bố cục chia thành bốn phần:
- Phần 1: 2 câu đầu: Giới thiệu khái quát về làng quê
- Phần 2: 6 câu tiếp: Cảnh dân làng chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- Phần 3: 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá cập bến
- Phần 4: 4 câu cuối: Nỗi nhớ biển, nhớ làng quê
Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Phân tích cảnh người dân làng chài bơi thuyền ra khơi:
-Thời gian, không gian: Gió nhẹ, trời trong, sớm mai hồng.
- So sánh hình ảnh con thuyền như con con tuấn mã: “hăng”, “phăng” diễn tả sự dũng mãnh, tràn đầy sức sống của đoàn thuyền.
- So sánh hình ảnh cánh buồm với mảnh hồn làng: thể hiện cho hồn cốt của nhân dân vùng biển.
Phân tích cảnh đón thuyền cá về bến:
- Không khí: Ồn ào, náo nhiệt, tấp nập
- Hình ảnh người dân làng chài: “làn da ngăm dám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm” → vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn chắc mang phong vị biển người dân làng chài.
- Hình ảnh chiếc thuyền: Con thuyền được tác giả nhân hóa. Nó cũng giống như một con người, trở về nghỉ ngơi sau những ngày lênh đênh trên biển đầy vất vả, chất muối thấm trong từng thớ vỏ cũng như hồn biển hồn quê đã thấm vào máu thịt của mỗi người dân quê.
Câu 2:
Phân tích các câu thơ sau:
- “Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
+ Trạng thái của cánh buồm: “Giương to” đây là trạng thái của cánh buồm khi ra khơi và gặp gió lớn.
+ Hình ảnh con thuyền: So sánh ẩn dụ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” và hoạt động “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm là một hình ảnh cụ thể nhưng được so sánh với hình ảnh trừu tượng đó là “mảnh hồn làng”. Cánh buồn to khỏe “rướn” căng hết mức để đón gió để mạnh mẽ vượt sóng ra khơi. Cũng như tinh thần lao động kiên cường, phóng khoáng của người dân miền biển đó chính là linh hồn của làng quê. Tinh thần đó được bộc lộ trên chiếc thuyền, trong cánh buồm giương to đó.
- “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. ”
+ Hình ảnh nhân dân làng chài: “Làn da ngăm rám nắng” làn da đã thể hiện sự khỏe khoắn nhuộm nắng gió, mặn mòi của người dân biển. Thân hình “nồng thở vị xa xăm”. “Vị xa xăm ấy” đó chính là vị của biển khơi, vị của gió trời. Hình ảnh người dân làng chài hiện lên một cách khỏe khoắn, mạnh mẽ cũng như một tượng đài vững chắc của quê hương.
⇒ Lối nói so sánh và biện pháp ẩn dụ giúp hình ảnh con thuyền được hiện lên như một con người có hồn, hình ảnh người dân làng chài trở nên lãng mạn, sinh động hơn
Câu 3:
Tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, cảnh vật và con người của quê hương ông.
Phải có một một tình yêu quê hương da diết, tình cảm sâu nặng, sự gắn bó máu thịt thì nhà thơ Tế Hanh mới có thể sáng tác ra những dòng thơ đầy cảm xúc, các hình ảnh thơ lãng mạn và đặc sắc đến như vậy.
Câu 4:
- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
+ Sử dụng các hình ảnh đặc sắc để khắc họa hình ảnh, màu sắc, đường nét của sự vật, tạo nên giá trị biểu cảm cao.
+ Nghệ thuật so sánh có tác dụng giúp việc miêu tả cụ thể hơn, gợi ra vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng.
+ Sử dụng biện pháp ẩn dụ để làm tăng sức gợi cảm, gợi hình.
- Phương thức miêu tả xen lẫn với biểu cảm được dùng chủ yếu trong văn bản này: Phương thức trữ tình kết hợp với miêu tả.
Luyện tập
Câu 2:
Sưu tầm, chép lại các bài thơ về tình quê hương mà em rất yêu thích (Gợi ý: Quê hương – Giang Nam, Mẹ Tơm – Tố Hữu, Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh, Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm, Việt Bắc – Tố Hữu…)
Bài trước: Soạn bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (trang 13 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Khi con tu hú (trang 20 Ngữ văn 8 tập 2)