Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Hành động nói (trang 62 Ngữ văn 8 tập 2)

Soạn bài: Hành động nói (trang 62 Ngữ văn 8 tập 2)

I. Hành động nói là gì?

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

1. Lý Thông nói với Thạch Sanh có mục đích chính là: Lừa lọc Thạch Sanh để anh chàng phải trốn chạy để cướp công lao. Câu diễn đạt rõ nhất mục đích đó "Thôi, bây giờ nhân lúc trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. "

2. Lí Thông đã đạt được mục đích nói của mình. Chi tiết đã thể hiện lên điều đó " Thạch Sanh vội vàng chia tay mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ của mình dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. "

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình thông qua phương tiện: Lời nói

4. Nếu hiểu " việc làm cụ thể của con người có một mục đích nhất định" thì việc làm của nhân vật Lý Thông là một hành động, vì đó là hành động của Lí Thông với mục đích khiến Thạch Sanh chạy trốn.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

Câu 1: Mỗi câu nói của nhân vật Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định:

- Câu "Con trăn ấy... đã lâu" có mục đích thông báo.

- Câu "Nay em giết nó, tất không tránh khỏi bị tội chết" có mục đích đe dọa.

- Câu "Thôi... trốn ngay đi" có mục đích khuyên.

- Câu "Có... lo liệu" có mục đích hứa hẹn.

Câu 2: Những hành động nói và mục đích của mỗi hành động trong đoạn trên:

- " Vậy thì bữa sau con sẽ ăn ở đâu? ": hành động hỏi, mục đích hỏi.

- " Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài": hành động trả lời, mục đích thông báo.

- " U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? ": Hành động hỏi, mục đích van xin

- " Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi! ": Hành động thể hiện cảm xúc, mục đích để than vãn.

Câu 3: Những kiểu hành động nói được phân tích ở mục I, mục II là hành động hỏi, hành động trình bày, hành động thể hiện cảm xúc.

III. Luyện tập

Câu 1:

Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ với mục đích:

+ Thể hiện sự căm thù đối với quân xâm lược và tinh thần yêu nước sâu sắc của mình.

+ Mục đích thứ 2: Nhằm khích lệ lòng yêu nước, ý chí chiến đấu chống quân xâm lược của quân sĩ.

- Hành động nói: Hành động hỏi “ Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ”. Vai trò của câu nói đó đối với việc thực hiện mục đích chung: Giúp binh sĩ hiểu được những sai lầm của mình, tỉnh ngộ và từ đó khơi dậy lòng yêu nước và ý chí chống quân xâm lược.

Câu 2:

a, Đoạn trích Tắt đèn

- Bác trai đã ổn rồi chứ? : hành động hỏi, mục đích là thăm hỏi

- Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm: hành động trình bày, mục đích là thông báo

- Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn: hành động điều khiển, mục đích là cầu khiến

- Vâng, cháu cũng… tới giờ rồi còn gì. : hành động trình bày, mục đích là bày tỏ sự đồng ý.

- Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! : hành động điều khiển, mục đích là giục giã.

b, Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm.

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc đại sự. : hành động là trình bày.

- Chúng tôi nguyện mang… báo đền Tổ Quốc! : hành động hứa hẹn, mục đích là thề nguyền.

c, Đoạn trích Lão Hạc

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! : hành động trình bày, mục đích là tìm sự thông cảm.

- Cụ bán rồi? : hành động hỏi, mục đích là muốn xác nhận.

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. : hành động trình bày, mục đích là thông báo

- Thế nó cho bắt à? : hành động hỏi, mục đích để hỏi, biểu lộ sự ngạc nhiên.

- Khốn nạn… dốc ngược nó lên: Hành động thể hiện cảm xúc đan xen hành động trình bày, mục đích để giải tỏa đau đớn.

Câu 3:

- Anh phải hứa với em sẽ không bao giờ để chúng ngồi cách nhau quá xa anh nhớ chưa? : hành động điều khiển.

- Anh hứa đi: hành động điều khiển.

- Anh xin hứa: hành động hứa, cam kết