Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Muốn làm thằng cuội (trang 156 Ngữ văn 8)

Soạn bài: Muốn làm thằng cuội (trang 156 Ngữ văn 8)

Bố cục

+ 2 câu đề: cuộc sống nơi trần gian nhàm chán và buồn tẻ

+ 2 câu thực: Cõi mộng tưởng của thi sĩ

+ 2 câu luận: Ước mơ thoát li khỏi cuộc sống thực tại tù túng

+ 2 câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc

Soạn bài

Câu 1:

Tản Đà có tâm trạng chán nơi trần thế vì:

- Nỗi buồn đêm thu, ngắm trăng. Đây là nỗi buồn thường thấy của thi sĩ.

- Buồn chán khi nhìn thấy cảnh nước mất, nhà tan, chế độ xã hội suy đồi

- Nỗi buồn trước cảnh thiên hạ lầm than, sinh linh đồ thán

- Nỗi buồn vì không thể thay đổi thực tại, vì bế tắc, không thể giải phóng “cái tôi” của bản thân.

Câu 2:

- “Ngông”: Làm các việc khác với người thường, với lẽ thường, thái độ sống chán nản, bất cần trước cuộc đời. Trong văn chương cái “ngông” đã thể hiện bản lĩnh của người có tài, có “cái tôi” lớn lao, có sự bất mãn sâu sắc với xã hội...

- Cái “ngông” của Tản Đà:

+ qua cách xưng hô với chị Hằng, đó là cách xưng hô bằng lời lẽ thân mật với “người ở cõi tiên”, thậm chí là suồng sã: chị - em.

+ Hành động: Hỏi chị hằng, biểu lộ ước muốn được lên Cung quế chơi, muốn được bầu bạn cùng chị Hằng

+ Giọng điệu suồng sã như những người bạn lâu năm

→ Tản Đà chán chường cuộc sống cõi trần, muốn giải thoát khỏi trần tục để lên cung trăng để tránh ưu phiền nhân gian, nơi đầy bất mãn và xấu xa. Tản Đà luôn có một sự cô đơn, ông khắc khoải muốn tìm được một tri kỉ để bầu bạn, thấu hiểu được nỗi lòng. Cái “ngông” của kẻ có tài nhưng lại bất mãn, bất lực trước cảnh xã hội suy đồi.

Câu 3:

Cái cười có ý nghĩa:

Cái cười ở đây biểu lộ niềm vui toại ước nguyện thoát tục, thoát khỏi cảnh trần gian đầy buồn chán. Cái cười cũng nhằm biểu lộ sự mỉa mai trần thế bé nhỏ so với Tản Đà đang ngự ở cung trăng.

Câu 4:

- Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ nằm ở:

+ Câu chuyện độc đáo, sự tưởng tượng mới lạ, khác biệt.

+ Cảm xúc thơ dồi dào, ngòi bút đầy phóng khoáng.

+ Thái độ sống "ngông" của nhà thơ

+ “Cái tôi” được bộc lộ một cách mãnh liệt, trực diện, khác hẳn với ‘cái tôi” ẩn mình của văn học trung đại.

Luyện tập

Bài 1:

Phép đối trong câu 3 và 4, câu 5 và 6;

- Câu 3 và câu 4:

+ Đối về hình ảnh: cung quế-cành đa, ngồi-lên chơi.

+ Đối về ý: Lời hỏi (thăm dò) và đề nghị

- Câu 5 và câu 6:

+ Đối ý: bầu bạn-gió, mây; tủi-vui

Bài 2:

- Bài Qua Đèo Ngang của nhà thơ bà Huyện Thanh Quan:

+ Ngôn ngữ: dùng nhiều từ láy, từ tượng hình và cả lối chơi chữ từ đồng âm

+ Giọng điệu: trang nhã, trầm buồn tạo nét buồn bâng khuâng

- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của nhà thơ Tản Đà

+ Ngôn ngữ: bình dị, không gọt dũa.

+ Giọng điệu: trữ tình, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, suồng sã