Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (siêu ngắn) > Soạn bài: Bố cục của văn bản (trang 24 Ngữ văn 8)

Soạn bài: Bố cục của văn bản (trang 24 Ngữ văn 8)

I. Bố cục của văn bản

Đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1:

Văn bản trên có thể chia làm ba phần:

- Phần 1: Từ đầu... không màng danh lợi

- Phần 2: tiếp theo... không cho ai vào thăm

- Phần 3: còn lại

Câu 2:

Nhiệm vụ của mỗi phần:

- Phần 1: Giới thiệu chung về thầy giáo Chu Văn An

- Phần 2: Tài năng và cuộc đời của thầy giáo Chu Văn An

- Phần 3: Niềm tiếc thương và kính trọng người thầy đáng kính Chu Văn An

Câu 3:

Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên:

- Mở bài: giới thiệu chủ đề của văn bản, khái quát nội dung của văn bản.

- Thân bài: Triển khai chủ đề, chứng minh và làm rõ chủ đề đã được nêu ở mở bài

- Kết bài: Khái quát, tổng kết nội dung chủ đề văn bản.

→ Cả 3 phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo một trình tự logic, thống nhất theo chủ đề của văn bản.

Câu 4:

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn diễn đạt chủ đề.

- Bố cục văn bản gồm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhiệm vụ của mỗi phần:

+ Phần mở bài: khái quát chủ đề văn bản

+ Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh khác nhau của chủ đề

+ Phần kết bài: tổng kết chủ đề chính của văn bản

Các phần của văn bản có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất để hướng tới việc làm rõ chủ đề văn bản.

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

Câu 1:

- Phần thân bài văn bản "Tôi đi học" kể về các sự kiện: Hồi ức về ngày tựu trường đầu tiên trên đường tới trường, khi đứng trên sân trường và khi vào lớp học

- Những sự kiện này được sắp xếp theo trình tự thời gian, trình tự không gian.

Câu 2:

Diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" ở phần thân bài:

- Yêu và luôn mong nhớ người mẹ

- Đau đớn và tủi nhục trước những lời nói cay độc của bà cô

- Căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ mình

- Giữ lòng tin về mẹ

- Sung sướng tột cùng khi được gặp lại mẹ

Câu 3:

Trình tự miêu tả:

- Miêu tả người:

+ Giới thiệu chung về người đó

+ Miêu tả chi tiết về ngoại hình: dáng người, chiều cao, khuôn mặt, da…

+ Hành động, cử chỉ, giọng nói

+Tính cách

- Miêu tả vật:

+ Giói thiệu chung về nhân vật đó

+ Miêu tả chi tiết hình dáng: khối lượng, màu sắc…

+ Công dụng

+ Tình cảm của con người với đồ vật

- Miêu tả con vật

+ Giới thiệu chung về con vật đó

+ Miêu tả chi tiết hình dáng: màu lông, dáng, khuôn mặt, đôi mắt…

+ Đặc tính: Thói quen, tiếng kêu

+ Tình cảm của con người và con vật đó

Một số trình tự miêu tả thường dùng: Miêu tả theo trình tự khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần…

Câu 4:

Cách sắp xếp những sự việc trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”:

- Chu Văn An là một người “đạo cao”:

+ Học trò theo học ông rất đông

+ Nhiều người đỗ đạt cao.

+ Chính vì thế mà ông được nhà vua “mời ông ra dạy thái tử học”

- Chu Văn An là một người “đức trọng”

+ Từ quan về quê chỉ vì can gián vua không thành

+ Thẳng thắn chỉ ra những cái sai của học trò dù là quan to

Câu 5:

Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản:

- Nội dung của phần thân bài được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào chủ đề văn bản, kiểu văn bản.

- Nội dung phần thân bài được sắp xếp theo trình tự không gian và thời gian, sự phát triển của sự việc và mạch suy luận.

Luyện tập

Câu 1:

Cách trình bày ý:

a. Trình bày ý theo trình không gian: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

- Xa xa từ vệt rừng đen…

- Càng tới gần những đàn chim bay…

- Đứng dưới gốc cây có thể thò tay…

- Xa xa thấp thoáng…

- Đi ba nghìn thước mà vẫn còn thấy…

b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian:

- Từng mùa trong năm

- Từng giờ trong ngày

- Về chiều

- Khi vầng sáng na quạt khép lại dần

c, Trình bày theo chủ đề: nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp hợp lí, liên kết cân xứng, chặt chẽ: một bên là sử sách, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử dựa trên trí tưởng tượng của nhân dân.

Câu 2:

Trình bày về lòng yêu thương mẹ của cậu bé Hồng ở tác phẩm Trong lòng mẹ:

- Khi sống trong những lời nói cay nghiệt, giả dối, xúc phạm, thâm độc của bà cô:

+ Dù non một năm cậu bé Hồng không nhận được tin tức của mẹ nhưng cậu bé không hề trách hay ghét bỏ người mẹ của mình.

+ Căm phẫn và mong muốn mãnh liệt muốn xóa bỏ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.

+ Bình tĩnh, tự tin đối đáp lại người cô dù trong lòng cảm thấy vô cùng tổn thương.

+ Luôn tin rằng sẽ được gặp lại mẹ mà không cần gửi thư bảo mẹ.

- Khi gặp lại mẹ và nằm trong lòng mẹ:

+ Thoáng thấy bóng ai đó trông giống mẹ, em liền đuổi theo ngay.

+ Nhận ra mẹ, em thấy mẹ tươi đẹp đến lạ thường và thấy giây phút đó mới “rạo rực” làm sao

+ Được gặp mẹ cậu bé Hồng sung sướng đến òa khóc, quên đi những tủi cực đã phải chịu mà chỉ tận hưởng âu yếm, vỗ về và yêu thương của mẹ.

Câu 3:

Cách sắp xếp phần thân bài như trên là chưa được hợp lý.

- Trước hết, cần phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

- Sau đó chứng minh:

+ Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ có cơ hội được học hỏi được nhiều điều bổ ích và nắm chắc tình hình.

+ Các vị lãnh tụ đã bôn ba tìm đường cứu nước

+ Trong giai đoạn đổi mới, nhờ thường xuyên giao lưu với nước ngoài, ta có thể học tập được những công nghệ tiên tiến của thế giới.