Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (trang 95 Ngữ văn 8 tập 2)
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
a, Các từ ngữ bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:
- Từ ngữ: phải nhân nhượng, muốn hòa bình, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định sẽ thuộc về dân tộc ta.
- Các câu cảm thán:
+ Hỡi đồng bào toàn quốc!
+ Hỡi các anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ!
+ Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu cảnh mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.
Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giống nhau ở chỗ cùng có dùng nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm cao.
b. Tuy nhiên, Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đều thuộc kiểu văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm vì: Mục đích của hai văn bản là để nghị luận với mục đích cổ vũ, động viên, khích lệ. Yếu tố biểu cảm chỉ được sử dụng để bổ sung làm tăng thêm tính thuyết phục cho hai văn bản nghị luận.
c. Những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1) tuy đều diễn đạt cùng một nội dung thông tin nhưng các câu ở cột (2) lí lẽ có bổ sung thêm các yếu tố biểu cảm.
Tóm tắt
Câu 2: Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong kiểu văn nghị luận:
- Phải có luận điểm cụ thể, rõ ràng, mạch lạc
- Có cảm xúc thật sự trước những điều mình viết (nói)
- Phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những câu văn, từ ngữ có sức truyền cảm
- Không phải bài văn cứ dùng nhiều câu cảm thán và từ ngữ biểu cảm thì giá trị biểu cảm tăng vì các yếu tố này chỉ có tác dụng phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự mới là yếu tố biểu cảm cao chứ không phải bằng việc sử dụng ngôn từ bóng bẩy.
II. Luyện tập
Câu 1:
Các yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ":
- Các yếu tố đối lập:
+ những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu > < những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do
+ chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột > < đột ngột lìa xa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường
+ cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi > < xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái
- Hình ảnh có tính biểu tượng cao:
+ bỏ xác tại các miền hoang vu thơ mộng
+ lấy máu mình tưới lên những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy
+ khạc nhổ ra từng miếng phổi
-Giọng điệu khi châm biếm, khi mỉa mai sâu cay, khi lại thương xót
Tác dụng: Thuyết phục người đọc đồng cảm với những suy nghĩ của mình, căm phẫn trước sự độc ác và tráo trở của bọn thực dân, thương cảm cho số phận thảm thương của nhân dân ta.
Câu 2:
- Nỗi buồn trước thực trạng học vẹt, học tủ của học sinh
- Sự trăn trở, bức xúc trước thực trạng sự học của nước nhà.
Đoạn trích không chỉ có sự thuyết phục lí trí mà còn rất gợi cảm:
+ Giọng băn khoăn, day dứt.
+ Các câu văn được viết dưới dạng của các câu hỏi tu từ, có tính chất thể hiện thái độ và thể hiện nỗi đau của tác giả một cách tế nhị: "Nói làm sao cho", "Không có lí do gì mà phải nhấm bút... ", "Sao không có một "hãng" nào đó in ra".
+ Các từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm được sử dụng phổ biến: đeo một cái "nghiệp", nỗi khổ tâm, không có lí do gì, năm trời, việc gì còn phải lôi thôi, như con vẹt, bắt trẻ em ngày ngày phải tới trường
Câu 3:
Chúng ta không nên học tủ học vẹt. Học là quá trình nắm bắt và lĩnh hội kiến thức. Nếu học vẹt, học tủ thì chúng ta chỉ lưu giữ được kiến thức đó trong một khoảng thời gian rất ngắn và sau đó sẽ mau chóng lãng quên. Thật sự quan ngại về thực trạng học vẹt, học tủ trong trường học hiện nay. Học sinh chỉ học như để đối phó, để trả bài cho giáo viên cho xong. Khi học vẹt, các em sẽ không thể hiểu được bản chất của vấn đề vậy thì làm sao có thể ghi nhớ kiến thức lâu được, làm sao có thể có kết quả tốt trong học tập? Học vẹt, học tủ cũng chính là đang tự lãng phí thời gian học tập của bản thân.
Bài trước: Soạn bài: Hội thoại (trang 93 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Đi bộ ngao du (trang 101 Ngữ văn 8 tập 2)