Soạn bài: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (trang 142 Ngữ văn 8 tập 2)
Tóm tắt
Ông Giuốc- đanh tuổi đã ngoài 40, là con trai của một nhà buôn giàu có. Tuy thô kệch, dốt nát nhưng lại muốn học đòi làm sang. Ông thuê người về dạy đủ các môn như kiếm thuật, triết lý, âm nhạc và tìm cách để thay đổi cách ăn mặc. Vì ngốc nghếch nên ông hay bị người khác lừa một cách dễ dàng. Ông Giuốc- đanh đã từ chối gả con cho Clê- ông vì anh chàng này không thuộc tầng lớp quý tộc. Cuối cùng Clê- ông đã cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi vợ và được ông đồng ý.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Lớp kịch được chia thành 2 cảnh. Càng về phần sau thì kịch càng sôi động:
- Số lượng nhân vật xuất hiện trong mỗi cảnh:
+ Cảnh 1: Sân khấu xuất hiện 4 nhân vật: bác phó may, ông Giuốc- đanh, gia nhân, người thợ phụ mang lễ phục.
+ Cảnh 2: thợ phụ, ông Giuốc- đanh, 4 tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc bộ lễ phục.
- Cảnh đầu tiên chủ yếu chỉ là các lời đối thoại, tất nhiên là các lời đối thoại ấy có cử chỉ đi kèm. Sang cảnh thứ hai, khán giả không chỉ được nghe các lời đối thoại, mà còn được chứng kiến cảnh các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc bộ lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh.
- Cảnh trước có 2 người là ông Giuốc-anh và bác phó may đối thoại với nhau. Cảnh sau 4 tay thợ phụ kia cũng xúm xít lại và tổng cộng thợ phụ 5 người. Cảnh này rõ ràng và nhộn nhịp hơn cảnh trước.
- Cảnh sau trên sân khấu còn có thêm âm nhạc và nhảy múa rộn ràng nữa. Ông Giuốc-anh mặc bộ lễ phục mới được xây dựng công phu, sân khấu và rạp trở nên sôi động náo nhiệt khi màn hạ kết thúc hồi II.
Câu 2:
Ở cảnh đầu, tính cách học đòi của nhân vật ông Giuốc – đanh đã được hé lộ và bị lợi dụng như sau:
- Chuyện bộ tóc giả, về đôi bít tất, lông đính mũ và đến bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.
- Ông phát hiện ra việc bác phó may may hoa ngược, nhưng vì để chống chế bác phó may bảo những người quý tộc thường mặc như vậy và ông Giuốc-Đanh cũng tin ngay vì đã bị đánh trúng tâm lí muốn học đòi làm sang của ông.
- Ông lại phát hiện bác phó đã bớt xén vải của mình, bác phó may rơi vào thế yếu nhưng đã nhanh ý lảng qua chuyện khác đó là bảo ông hãy thử bộ lễ phục. Ông Giuốc-Đanh nhanh chóng quên ngay việc đó vì háo hức muốn thử cái cảm giác được làm quý tộc.
Câu 3:
Ông tiếp tục thể hiện tính cách của mình và bị lợi dụng ở cảnh sau:
- Thợ phụ gọi ông Giuốc đanh là "cụ lớn", "ông lớn",“đức ông”, mỗi lần nịnh hót như vậy hắn đều được ông thưởng tiền. Ông say sưa và thấy hoan hỉ trong cái cảm giác được coi là quý tộc.
- Thấy tay thợ phụ không nói những lời tôn ông lên cao thêm nữa, ông nói nhỏ: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta phải mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng chính qua câu nói đó, đã cho ta thấy tính cách trưởng giả học đòi làm quý tộc ở ông vẫn rất mãnh liệt. Ông sẵn sàng chi hết cả túi tiền để được “làm sang”.
Câu 4:
- Lớp kịch này đã gây cười cho khán giả ở các khía cạnh:
+ Tính cách nhân vật: Ông Giuốc-Đanh dốt nát nhưng học đòi làm sang nên bị lợi dụng; bác phó may tinh quái và bọn thợ phụ nịnh hót
+ Chi tiết gây cười: chiếc mũ, hoa ngược, đôi bít tất rách, cảnh mặc lễ phục..
Bài trước: Soạn bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (trang 113 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (trang 122 Ngữ văn 8 tập 2)