Soạn bài: Nước Đại Việt ta (trang 69 Ngữ văn 8 tập 2)
Bố cục chia thành 3 phần:
- Phần 1: 2 câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa
- Phần 2: 8 câu tiếp theo: Nêu lên chân lí độc lập dân tộc
- Phần 3: còn lại: Trình bày kết quả
Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
- Khi nêu lên tiền đề, tác giả đã khẳng định các chân lí sau:
+ Nước ta đã có nền văn hiến từ lâu đời
+ Nước ta có chủ quyền lãnh thổ rõ ràng.
+ Phong tục, tập quán và văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt
+ Triều đại độc lập, hào kiệt nổi danh.
Câu 2:
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi muốn đề ra là: “Yên dân”, “trừ bạo”
Nguyễn Trãi coi trọng người dân, và việc yên dân được đặt làm nhiệm vụ hàng đầu, chính là nhân nghĩa. Muốn “yên dân”, nhân dân được hưởng thái bình, thịnh trị thì cần phải “lo trừ bạo”, dẹp giặc để bảo vệ cuộc sống của họ, để nhân dân được an tâm sinh sống và làm ăn. Trong hoàn cảnh nước Đại Việt đang chịu cảnh xâm lược, tư tưởng này lại càng hợp lí. Nhân nghĩa không chỉ là trong quan hệ giữa người với người mà còn là trong quan hệ giữa các dân tộc với nhau. Đây là một nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
- Người dân: Nhân dân Đại Việt.
- Kẻ bạo ngược: Giặc Minh
Câu 3:
- Nhằm khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước, tác giả dựa vào các yếu tố:
+ Nền văn hiến đã từ lâu đời
+ Chủ quyền lãnh thổ phân chia rõ ràng.
+ Phong tục tập quán mang bản sắc dân tộc
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Có các triều đại riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng và xứng tầm với các triều đại Trung Quốc
- Ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta cũng chính là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc như trong ở bài Nam Quốc Sơn Hà:
+ Trong bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã đề ra một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc thông.. qua từ “đế”. Ở bài "Bình Ngô đại cáo" Nguyễn Trãi cũng đã tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ đó: “mỗi bên xưng đế một phương”. Nếu “đế” là vị vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền cai trị thì ‘vương’ là vua chư hầu, có nhiều và còn phụ thuộc vào đế. Việc xưng “đế” chính là khẳng định quyền cai trị đất nước của Đại Việt.
+ "Nam quốc sơn hà" được xác định chủ yếu dựa trên 2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền, còn đến "Bình Ngô đại cáo" thì có 3 yếu tố nữa được bổ sung: phong tục tập quán, văn hiến và lịch sử. Ý thức dân tộc đã được tiếp nối và phát triển, văn hiến và lịch sử chính là cốt lõi, là cội nguồn để khẳng định sự tồn tại và sự phát triển của một đất nước.
Câu 4:
Nghệ thuật của đoạn trích được biểu hiện qua:
- Cách dùng từ ngữ: khẳng định được sự tồn tại từ lâu đời, hiển nhiên về các phương diện “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia, cũng khác,... ”
- Cách dùng câu văn biền ngẫu: Đối xứng, nhịp nhàng giúp cho lập luận trong lời nói vừa chặt chẽ vừa có sức thuyết phục cao.
- Biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê: So sánh đất nước Đại Việt ta với Trung Hoa trên các phương diện, đã cho thấy được lịch sử từ xa xưa và truyền thống văn hóa của dân tộc ta là sánh ngang với dân tộc Trung Hoa “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập... / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”...
Câu 5:
Sức thuyết phục của văn chính luận của Nguyễn Trãi là ở điểm kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và thực tiễn:
- Lý lẽ:
+ Đưa ra tư tưởng nhân nghĩa “trừ bạo”, “yên dân".
+ Khẳng định nước ta là một đất nước đã có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ và chủn quyền riêng, lịch sử riêng.
- Để minh chứng cho chân lí ấy, tác giả đã đưa ra các lí lẽ thuyết phục:
+ Viện trích dẫn sử sách của các triều đại Đinh, Lý, Trần sánh với Đường, Hán, Tống, Nguyên
+ Chỉ ra sự thất bại ê chề của những kẻ bạo ngược, làm điều trái với nhân nghĩa: Ô Mã, Toa Đô, Lưu Cung, Triệu Tiết.
+ Lấy chứng cớ từ sử sách- đó là điều không thể chối cãi.
Câu 6:
Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta
Luyện tập
- Ý thức dân tộc trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta" chính là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc cho bài "Nam Quốc Sơn Hà":
+ Trong bài "Nam quốc sơn hà", tác giả muốn thể hiện một niềm tự hào dân tộc, ý thức dân tộc sâu sắc qua từ “đế”. Ở "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi đã tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ đó: “mỗi bên xưng đế một phương”. Nếu “đế” là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền cai trị thì ‘vương’ là vua chư hầu, có nhiều và dưới quyền đế. Việc xưng “đế” nhằm khẳng định quyền cai trị đất nước của Đại Việt.
+ "Nam quốc sơn hà" được xác định chủ yếu dựa trên 2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền, còn đến bài "Bình Ngô đại cáo", 3 yếu tố nữa được bổ sung thêm: phong tục tập quán, văn hiến và lịch sử. Ý thức dân tộc lại được tiếp nối và phát triển, văn hiến và lịch sử chính là cốt lõi, cội nguồn nhằm khẳng định sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.
Bài trước: Soạn bài: Hành động nói (trang 62 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Hành động nói (Tiếp theo) (trang 70 Ngữ văn 8 tập 2)