Soạn bài: Nói giảm nói tránh (trang 107 Ngữ văn 8)
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
Câu 1:
Từ ngữ in đậm trong các câu ở trên "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và những vị cách mạng đàn anh khác", "chẳng còn", " đi" đều là chỉ đến cái chết. Cách nói trên có mục đích giảm nhẹ, tránh đi sự đau buồn, thương tiếc.
Câu 2:
Từ bầu sữa trong câu là để phù hợp với ngữ cảnh, tăng tính biểu cảm và làm giảm sự thô tục.
Câu 3:
Trong 2 cách nói thì câu "Con dạo này không được chăm chỉ lắm" là cách nói tế nhị, nhẹ nhàng đối với người nghe.
Luyện tập
Câu 1:
a. Đi nghỉ
b. Chia tay nhau
c. Khiếm thị
d. Có tuổi
e. Đi bước nữa
Câu 2:
Những câu có dùng biện pháp nói giảm nói tránh:
a2) Anh nên hoà nhã với mọi người!
b2) Anh không nên ở lại đây nữa!
c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng!
d1) Nó nói như thế là chưa thiện chí.
e2) Hôm qua em làm điều có lỗi với anh, em xin anh tha thứ.
Câu 3:
Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt 5 câu đánh giá trong các trường hợp khác nhau:
- Dạo này con chưa được chăm chỉ lắm.
- Hôm nay con làm bài thi chưa được tốt lắm.
- Cậu sút bóng chưa được chuẩn lắm.
- Em nấu ăn chưa được đúng vị lắm.
- Em chưa được khéo léo lắm.
Câu 4:
Không nên sử dụng cách nói giảm nói tránh trong các trường hợp cần phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng thắn, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng cần giao tiếp.
Bài trước: Soạn bài: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 (trang 107 Ngữ văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm (trang 110 Ngữ văn 8)