Soạn bài: Ngắm trăng (trang 38 Ngữ văn 8)
Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Nhận xét các câu thơ trong bài dịch: Các câu thơ phiên âm và dịch có sự khác nhau
- Câu thơ thứ 2: “nại nhược hà? /khó hững hờ
+ “Nại nhược hà? ”nghĩa là Biết phải làm thế nào? : Diễn tả sự xốn xang, bối rối.
+ “khó hững hờ”: biểu lộ sự bình thản của chủ thể.
- 2 câu thơ cuối nghĩa cũng chưa được sát với phiên âm.
+ “nhòm” và “ngắm”: 2 từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không còn giữ được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
+ “nhòm” trong phiên âm là “khán”: bản dịch không còn giữ được sự nhã nhặn, ý tứ cô đúc của bản nguyên tác.
Câu 2:
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ: Bị giam giữ trong tù.
- Bác nói “trong tù không rượu cũng không hoa” vì: Ngắm trăng là một thú vui tao nhã. Ngắm trăng thường kết hợp với uống rượu và làm thơ. Nhưng ở hoàn cảnh của Bác Hồ thì điều đó là không thể có được.
- Tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh trăng đẹp:
+ Hoàn cảnh: ngục tù
Tâm thế: Ngắm trăng và thốt lên “nại nhược hà”?
⇒ Tâm trạng rung động, xốn xang mãnh liệt trước vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên. Tâm hồn người tù không hề bị vướng bận bởi những những khó khăn, thiếu thốn mà hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 3:
- Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ song, nguyệt (và minh nguyệt), nhân (và thi gia) có sự đăng đối:
+ Đối ý: Giữa trăng và người có sự tương giao, hòa hợp
+ Chữ "song" ở giữa cặp từ “nguyệt”/ “thi gia” - ”nhân”/ “minh nguyệt”: Song sắt không thể giam nổi tâm hồn yêu cái đẹp của người tù có tâm hồn thi sĩ, cũng không thể ngăn được cái đẹp đến với thi nhân ấy.
- Sự sắp xếp như vậy và việc đặt 2 câu dưới dạng đối nhau mang đến hiệu quả nghệ thuật:
+ Biện pháp nhân hóa: trăng đã trở thành người bạn tri âm tri kỷ của người tù.
Câu 4:
- Hình ảnh Hồ Chí Minh trong bài thơ:
+ Hình ảnh người tù có tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, yêu thiên nhiên, vần thơ thép đã bộc lộ tinh thần cách mạng vượt trên cả xiềng xích, gông cùm.
+ Tâm hồn thi sĩ rất dễ rung động trước cái đẹp.
⇒ Vần thơ thép đã khắc họa chân dung người chiến sĩ với khí thế ung dung, tự tại không hề bị chốn ngục tù làm nhụt chí, trái lại còn thăng hoa cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Câu 5:
Một số bài thơ viết về trăng của Hồ Chí Minh: Báo tiệp (Tin thắng trận - 1948), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng - 1948), Cảnh rừng Việt Bắc (1947), Đối nguyệt (Đối trăng), Cảnh khuya (1947).
- Trăng trong thơ của Bác Hồ có nhiều trạng thái, sắc vẻ khác nhau.
+ Hoàn cảnh ngắm trăng: ngục tù, hay là giữa non nước bao la, lúc thư nhàn, lúc bận việc quân…
Dù hoàn cảnh trớ trêu, khi bận việc nước hay lúc thư nhàn Bác ngắm trăng mà lòng vẫn luôn canh cánh việc nước.
+ Trăng hiện lên như là vẻ đẹp thiên nhiên vĩnh cửu.
+ Trăng trở thành một người bạ tri âm, tri kỷ với Người
⇒ Trong mọi khó khăn, gian khổ Người bầu bạn với trăng, hướng đến ánh sáng, sự tự do để đạt được sự tự tại trong tâm hồn cũng là sự biểu hiện tinh thần cách mạng kiên cường, lạc quan về một tương lai tươi đẹp của đất nước.
Bài trước: Soạn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (trang 34 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Đi đường (trang 40 Ngữ văn 8 tập 2)