Soạn bài: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (trang 122 Ngữ văn 8 tập 2)
Câu 1:
a. Trật tự từ thể hiện thứ tự công việc muốn làm, tầm quan trọng của công việc đó trong bổn phận của chúng ta.
b. Trật tự công việc thường làm
Câu 2:
Các cụm từ in đậm trên được đặt ở vị trí đầu câu vì:
a. Làm nổi bật sự bất cần của Chí Phèo
b. Tạo mối liên kết với câu trước
c. Tạo mối liên kết với câu trước
d. Tạo mối liên kết giữa các câu trong cùng một đoạn
Câu 3:
Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ:
a. Đảo ngữ, làm nổi bật được sự heo hút của cảnh vật và nỗi của Bà huyện Thanh Quan
b. Nhấn mạnh, tạo ấn tượng về vẻ đẹp của người bộ đội Cụ Hồ
Câu 4:
- Sự khác nhau giữa câu (a) và câu (b):
+ Câu (a) tường thuật lại sự việc, nhấn mạnh vào đối tượng là Bọ ngựa
+Câu (b) làm nổi bật phong thái, thái độ “trịnh trọng” có vẻ trịch thượng của Bọ ngựa
- Điền vào chỗ trống: câu (b)
Câu 5:
- Những khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm:
+ Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, can đảm, thủy chung
+ Cây tre ngay thẳng, xanh, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm
+ Cây tre nhũn nhặn, can đảm, xanh, ngay thẳng, thủy chung
...
- Tác giả sắp xếp theo trình tự: xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:
+ Phản ánh các phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trình tự như được miêu tả trong bài văn.
+ Đi từ phẩm chất bên ngoài đến phẩm chất bên trong.
Câu 6:
b. Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng vốn hiểu biết thực tế
Mở rộng hiểu biết thực tế cũng chính là một trong số những lợi ích lớn nhất của việc đi bộ. Khi đi bộ, chúng ta được tự do dừng chân bất cứ nơi đâu mà ta muốn khám phá, không bị bỏ lỡ những điều thú vị như khi đi ô tô hay xe máy. Ta có thể đi nhanh, đi chậm để ngắm nhìn theo ý muốn, khám phá những điều hay ho mà ta bắt gặp. Đi bộ chính là một cách tốt nhất để chúng ta có thêm nhiều kiến thức thực tế.
- Đảo ngữ ở câu “Mở rộng vốn hiểu biết thực tế chính là một trong số những lợi ích to lớn nhất của việc đi bộ” nhằm nhấn mạnh vào lợi ích của việc đi bộ.
Bài trước: Soạn bài: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (trang 142 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (trang 125 Ngữ văn 8 tập 2)