Soạn bài: Khi con tu hú (trang 20 Ngữ văn 8 tập 2)
Bố cục chia thành 2 phần:
+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: Cảnh mùa hè nhộn nhịp, sinh động.
+ Phần 2: còn lại: Tâm trạng ngột ngạt, bức bối của người chiến sĩ cộng sản.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
- Nhan đề bài thơ: “Khi con tu hú” đây là trạng ngữ chỉ thời gian gợi lên sự tò mò khi là một trạng ngữ bỏ ngỏ chứ không hẳn là một câu hoàn chỉnh.
- “Khi con tu hú” bộc lộ sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm yêu tự do cháy bỏng của chiến sĩ cách mạng khi lâm vào cảnh tù đày.
- Tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ, vì: Tín hiệu của mùa hè, tiếng gọi như biểu tượng của tự do, của cuộc sống bên ngoài vô cùng tươi đẹp.
Câu 2:
- Cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu thơ đầu: Mùa hè rộn ràng, ngọt ngào hương vị, tràn trề nhựa sống, tự do, khoáng đạt:
+ Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dầnCa
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không
Câu 3:
- Tâm trạng của người tù-chiến sĩ được thể hiện trong bốn câu thơ cuối: Ngột ngạt, bức bối, khát khao cháy bỏng muốn được thoát khỏi thực tại tù đày.
+ Đoạn thơ có cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu 8), 3/3 (câu 9)
+ Động từ mạnh: chết uất, đập tan phòng
+ Các từ ngữ cảm thán: thôi, ôi, làm sao
- Mở đầu và kết thúc của bài thơ đều là tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú kêu ở đoạn đầu là sự yêu đời, háo hức còn ở cuối bài thì tiếng chim tu hú lại như một sự thúc giục khiến nhà thơ cảm thấy ngột ngạt, đau khổ và muốn phá bỏ tù ngục để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.
Câu 4:
Cái hay của bài thơ được biểu hiện ở:
- Nội dung:
+ Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động với đầy âm thanh, sắc màu và hương vị
+ Lòng khao khát tự do cháy bỏng, yêu cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngục tù.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc.
+ Thể thơ lục bát dư ba, giàu cảm xúc
+ Nhịp thơ đa dạng: 2/4,4/2,4/4,6/2/ 3/3
Bài trước: Soạn bài: Quê hương (trang 18 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo) (trang 22 Ngữ văn 8 tập 2)