Soạn bài: Hội thoại (tiếp theo) (trang 102 Ngữ văn 8 tập 2)
I. Lượt lời trong hội thoại
Câu 1: Trong cuộc hội thoại giữa người cô và cậu bé Hồng, mỗi nhân vật:
+ Hồng có hai lượt lời.
+ Người bà cô có sáu lượt lời.
Câu 2: Trong cuộc thoại này, có hai lần bé Hồng được nói nhưng cậu giữ im lặng không nói gì. Sự im lặng đã bộc lộ nỗi đau đang giày xéo cậu, cậu đang kìm nén lại nỗi đau, nhẫn nhịn chịu đựng, không để bị tác động bởi những lời nói cay nghiệt của bà cô.
Câu 3: Hồng không cắt lời người cô vì: Bà cô là vai trên và cậu luôn tin tưởng mẹ, hiểu được ý đồ của bà cô
II. Luyện tập
Câu 1:
Qua cách miêu tả cuộc hội thoại giữa các nhân vật người nhà lí trưởng, cai lệ, anh Dậu và chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Ngữ văn 8, tập 1, tr. 28), tính cách của từng nhân vật được thể hiện:
- Cai Lệ: Hung hăng, hống hách, độc ác, ngạo mạn
- Anh Dậu: Hiền lành, nhút nhát
- Chị Dậu: Hiền hậu, yêu thương chồng con, nhẫn nhịn, có sức phản kháng mãnh liệt
Câu 2:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của nhân vật chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau: Lúc đầu, Cái Tí nói rất nhiều còn chị Dậu thì chỉ giữ im lặng. Nhưng sau đó, ngược lại cái Tí nói ít đi còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b) Cách miêu tả của nhà văn như vậy là đã phù hợp với sự phát triển tính cách của từng nhân vật: Cái Tí khi chưa biết mình bị bán cho nhà Nghị Quế thì vẫn nói chuyện nhiều, rất vui tươi, hồn nhiên, nó thấy vui với cuộc sống bên gia đình, nhưng sau khi biết mình bị bán nó tỏ ra đau đớn, sợ hãi nên nói ít hẳn, chỉ còn là những lời van xin tha thiết. Chị Dậu vì bất đắc dĩ phải bán con lại sắp phải thông báo tin dữ cho cái Tí nên chỉ im lặng, kìm nén nỗi đau, lúc sau khi đã nói ra sự việc bán con thì chị phải nói nhiều để thuyết phục và an ủi 2 đứa con nghe theo lời mình.
c) Việc tô đâm sự hiếu thảo và hồn nhiên của cái Tí đã làm tăng thêm mức độ bi kịch của câu chuyện nhà chị Dậu: chị Dậu thì càng đau đớn, xót xa hơn khi phải bán đi đứa con vừa hiếu thảo lại vừa chịu khó. Cái Tí mất đi sự hồn nhiên, cuộc sống tự do của nó, cuộc sống từ đây sẽ toàn là nỗi bất hạnh.
Câu 3:
Sự "im lặng" của nhân vật "tôi " trong câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi" đã biểu thị:
+ Sự hãnh diện, ngạc nhiên của nhân vật "tôi" khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình
+ Nhân vật tôi thấy xấu hổ vì trước đó đã đố kị, đối xử không tốt với em gái, vậy mà em gái lại yêu thương mình đến vậy
Câu 4:
Cả 2 nhận định trên đều chính xác trong từng trường hợp khác nhau:
- “Im lặng là vàng” trong trường hợp cần phải giữ bí mật, hoặc nếu trong cuộc hội thoại có xảy ra sự tranh cãi, nóng giận quá mức thì nên giữ im lặng để không gây ra điều đáng tiếc.
- Im lặng trước sự bất công, sai trái thì chính là đớn hèn như suy nghĩa của Tố Hữu
Bài trước: Soạn bài: Đi bộ ngao du (trang 101 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (trang 108 Ngữ văn 8 tập 2)