Soạn bài: Đi đường (trang 40 Ngữ văn 8 tập 2)
Câu 2:
Kết cấu bài thơ: Kết cấu của một bài thơ theo thể thơ Tứ tuyệt Đường luật.
- Khai: Cho chúng ta thấy được hoàn cảnh của Bác Hồ, sự gian nan của việc đi đường.
- Thừa: Sự gian lao ấy được nói cụ thể, đó chính là cảnh núi cao trập trùng
- Chuyển: Khi vượt qua mọi gian nan, vất vả chúng ta sẽ đến được ở vị trí cao nhất
- Hợp: Tất cả được cân bằng, vượt qua mọi khó khăn chính là gặt hái thành quả, đứng trên đỉnh cao của nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.
Câu 3:
Điệp ngữ được dùng trong bài thơ có tác dụng tạo hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho bài thơ.
+ Nhấn mạnh những chông gai, nhọc nhằn mà người đi đường phải vượt qua.
+ Khẳng định khí phách vững vàng, sự kiên trì, cứng cỏi của người đi đường.
Câu 4:
- Nỗi gian lao của người đi đường ở (câu 2): Không chỉ có những ngọn núi cao, mà là từng lớp từng lớp núi cao trùng điệp. Núi cao, dốc, nhưng đôi bàn chân bị xiềng xích của người đi đường vẫn phải vượt qua tất cả.
- Niềm vui sướng của người đứng khi nhìn mọi thứ từ trên cao (câu 4): Giọng điệu rất sảng khoái. Ta có thể thấy một hình ảnh người đi đường đường hoàng, đĩnh đạc, chủ động “thu” “muôn trùng nước non”. Lên tới đỉnh cao, không hề mệt mỏi mà ngược lại lại cảm thấy sung sướng như một người chiến thắng, chiến thắng nỗi gian lao và tận hưởng sự tự do trong tâm hồn.
⇒ 2 câu thơ trên, ngoài ngụ ý miêu tả còn nêu lên một bài học ý nghĩa: Cứng cỏi, kiên trì vượt qua gian lao chúng ta sẽ thu được thành công.
Câu 5:
“Đi đường” là một bài thơ dựa trên chuyện đi đường để gửi gắm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. “Đường đi có khó, nhưng không khó vì ngăn sông cách núi mà là khó ở lòng người ngại núi e sông”. Mượn chuyện đi đường phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để leo đến đỉnh cao Người muốn nhắn nhủ người đọc bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng đầy gian nan, lâu dài nhưng nhất định sẽ thắng lợi.
Bài trước: Soạn bài: Ngắm trăng (trang 38 Ngữ văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Câu cảm thán (trang 44 Ngữ văn 8 tập 2)