Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng (trang 90 Ngữ văn 8)
Bố cục
- Phần 1: từ đầu... Hà Lan: Giôn-xi mắc bệnh nặng, cô cảm thấy tuyệt vọng và chờ chết
- Phần 2: tiếp theo... chăm nom- thế thôi: Giôn-xi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
- Phần 3: còn lại: sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng
Tóm tắt
Xiu và Giôn –xi là hai họa sĩ trẻ nghèo sống với nhau trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ già sống cùng ở đó với họ, cả đời cụ luôn khao khát vẽ ra một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Giôn-xi bị bệnh viêm phổi, cô không chịu đến bệnh viện điều trị, tuyệt vọng chỉ muốn chờ chết. Hằng ngày cô ngắm những chiếc lá thường xuân ở ngoài cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi cũng là lúc cô cũng lìa đời. Biết được suy nghĩ đó, cụ Bơ- men đã lặng lẽ dầm mưa vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào đêm mưa gió. Sáng hôm sau, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn chưa rụng nên đã quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô đã khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men thì qua đời vì sưng phổi khi sáng tạo ra kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi.
Soạn bài
Câu 1:
- Những chi tiết trong văn bản đã thể hiện tấm lòng yêu thương của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi là:
+ Lo lắng cho Giôn-xi: sợ sệt khi trông thấy những chiếc lá thường xuân đua nhau rụng xuống
+ Suy nghĩ tìm ra cách cứu Giôn-xi
+ Âm thầm đội mưa gió vẽ chiếc lá để cứu Giôn-xi
- Nhà văn đã bỏ qua không kể sự việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết vì mục đích muốn tạo ra sự bất ngờ ở phần cuối câu chuyện.
- Có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì:
+ Nó giống như một chiếc lá thật
+ Thể hiện tấm lòng yêu thương và hy sinh của cụ Bơ-men
+ Cứu sống được Giôn-xi
Câu 2:
- Bằng chứng chứng minh Xiu không hề biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống của cụ Bơ-men là:
+ Khi Giôn-xi đòi kéo tấm mành lên, Xiu làm theo yêu cầu một cách chán nản
+ Xiu cũng rất ngạc nhiên như chính sự ngạc nhiên của Giôn- xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn ở đó sau đêm mưa gió
+ Chỉ khi bác sĩ nói cho Xiu biết cụ Bơ- men ốm cô mới biết được chuyện
- Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ không còn sự bất ngờ và kém sức hấp dẫn, vì người đọc sẽ không thể thấy hết được sự yêu thương, chăm sóc mà Xiu dành cho Giôn-xi.
Câu 3:
- Phản ứng của Giôn-xi trước 2 lần kéo mành:
+ Lần 1: Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng sẽ rụng, Xiu cảm thấy lo lắng.
+ Lần 2: Cả Giôn-xi và Xiu đều cảm thấy sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên cây.
- Nguyên nhân dẫn đến sự hồi sinh của Giôn-xi:
+ Do cô đã thấy hình ảnh chiếc lá thường xuân có sức sống mãnh liệt sau đêm mưa bão
+ Giôn-xi không muốn phụ tấm lòng của cụ Bơ-men và Xiu
- Kết thúc truyện tác giả không để Giôn-xi lên tiếng hay có thêm trạng thái tâm lý nào khác:
+ Kết mở để người đọc tự hình dung ra phản ứng của Giôn-xi
+ Tạo dư âm cho truyện
Câu 4:
- Hai sự kiện đối lập, bất ngờ:
+ Giôn-xi bị bệnh nặng, tiến gần đến cái chết nhưng không chết
+ Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh nhưng lại chết
- Tác dụng:
+ Tạo nên sự bất ngờ, hấp dẫn cho thiên truyện
+ Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự có thể đem lại sự hồi sinh, sự sống cho con người.
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (trang 83 Ngữ văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt) (trang 90 Ngữ văn 8)