Soạn bài: Bài toán dân số (trang 132 Ngữ văn 8)
Bố cục chia thành ba phần:
+ Phần 1: từ đầu … sáng mắt ra: bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại
+ Phần 2: tiếp theo … của bàn cờ: tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới
+ Phần 3: còn lại: tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số.
Tóm tắt
Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là một câu chuyện về một bài toán cổ mà một nhà thông thái đã đặt ra, kết quả từ một hạt thóc thực hiện nhân lên theo cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc đó được tính ra đủ mức bao phủ khắp cả bề mặt trái đất này. Hiện nay, loài người chúng ta đang ở ô thứ 34. Khả năng sinh đẻ của những người phụ nữ ở châu Phi, một số nước ở châu Á đang ở mức cao. Chính vì vậy, cần góp phần làm con đường đi tới ô 64 của bàn cờ chậm hơn. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người chúng ta.
Soạn bài
Bài 1:
- Bố cục được chia như ở trên.
Luận điểm của phần thân bài: tốc độ gia tăng dân số thế giới đang rất nhanh
+ Luận điểm 1: Từ “Đó là câu chuyện…” đến “khủng khiếp biết nhường nào! ”.
mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ có vài hạt thóc, tưởng là rất ít, nhưng sau đó cứ gấp lên theo cấp số nhân thì số hạt thóc của bàn cờ càng về sau sẽ càng là một con số khủng khiếp.
+ Luận điểm 2: Từ “Bây giờ nếu ta…” đến “không quá 5%”. Tác giả đã so sánh sự gia tăng dân số với số lượng hạt thóc trên các ô của bàn cờ
+ Luận điểm 3: Từ “Trong thực tế…” đến “ô thứ 31 của bàn cờ”. Thực tế, mỗi người phụ nữ lại có thể sinh đẻ rất nhiều con (lớn hơn 2 nhiều lần) chính vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con là rất khó thực hiện được.
Bài 2:
- Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra thông qua văn bản này là:
Đất đai không thể sinh thêm trong khi dân số lại đang tăng với cấp số nhân. Vì vậy, cần tìm biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số, nếu không con người chính là đang tự hại chính mình.
- Tác giả “sáng mắt” ra từ câu chuyện về bài toán kén rể của một nhà thông thái từ thời cổ đại.
Bài 3:
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ thời cổ đại có vai trò, ý nghĩa trong việc làm nổi bật vấn đề chính về dân số mà tác giả muốn nói tới:
- Cho người đọc hình dung một cách chính xác tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng, khủng khiếp.
- Tạo nên sự tò mò và hấp dẫn cho người đọc.
Bài 4:
- Việc đưa ra các con số về tỉ lệ sinh của phụ nữ ở các nước theo thông báo của hội nghị Cai-rô với mục đích:
+ Thực tế, phụ nữ có khả năng sinh nhiều hơn 2 con.
+ Tỉ lệ sinh cao thường rơi vào những nước còn kém phát triển.
- Các nước ở châu Phi như: Tan-da-ni-a; Ma-đa-gát-xca, Nê-pan; Ru-an-da. Các nước ở châu Á như: Việt Nam và Ấn Độ. Hai châu lục này có nền kinh tế kém phát triển mà đặc biệt châu Phi còn kém phát triển ở mọi mặt. Tuy nhiên tỉ lệ sinh đẻ ở các nước này lại ở mức cao. Do đó, có thể thấy rằng sự phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tốc độ gia tăng dân số.
Bài 5:
Văn bản này đã mang lại những hiểu biết:
- Sự phát triển kinh tế và xã hội phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng dân số.
- Tốc độ gia tăng dân số tại Việt Nam đang ở mức báo động, cần phải có giải pháp để hạn chế kịp thời.
Luyện tập
Bài 1:
Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số chính là: đẩy mạnh giáo dục kế hoạch sinh sản cho phụ nữ. Bởi vì sinh đẻ là quyền quyết định của phụ nữ, do đó cần phải tác động đến ý thức bảo vệ và phát triển cuộc sống của bản thân và xã hội cho phụ nữ.
Bài 2:
- Dân số gia tăng có ảnh hưởng quan trọng đối với tương lai của nhân loại, nhất là đối với những dân tộc vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu vì:
+ Dân số gia tăng nhanh trong khi diện tích đất không hề thay đổi.
+ Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội: nguồn nước sạch có hạn, thực phẩm, áp lực về việc làm, giáo dục, phúc lợi, dịch vụ y tế...
+ Những nước còn nghèo nàn lạc hậu lại càng thêm nghèo nàn lạc hậu hơn, vì giáo dục còn hạn chế.
Bài 3:
- Dân số thế giới ở thời điểm 2000 là 6.080.141.683 người.
- Dân số thế giới ở thời điểm 30-9-2003 là 6.320.815.650 người.
- Từ năm 2000 đến 30-9-2003 số người trên toàn thế giới đã tăng 241.673.967 người, gấp ba lần so với dân số Việt Nam hiện nay.
Bài trước: Soạn bài: Phương pháp thuyết minh (trang 128 Ngữ văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (trang 136 Ngữ văn 8)