Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật.
Thân bài:
- Một người phụ nữ nông dân nghèo khó, lương thiện lại chịu áp bức bởi xã hội.
- Một người phụ nữ rất mực yêu chồng, thương con: chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau trận đòn, nhẫn nhục cũng vì không muốn chồng bị đánh.
- Một người phụ nữ giàu đức hy sinh: đảm đương vai trò trụ cột gia đình, chạy vạy khắp nơi, bán chó... để có tiền đóng sưu.
- Có tinh thần phản kháng mãnh liệt, căm ghét lũ ác bá cường hào: không thể chịu đựng được nữa, chị vùng lên đánh cai lệ và người nhà lí trưởng “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... ”
Kết bài: Khẳng định nhân vật chị Dậu là người phụ nữ nông dân với những đức tính hy sinh cao cả, hết mực yêu chồng thương con và có sức phản kháng mạnh mẽ.
II. Bài văn mẫu
Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
I. Dàn ý
Mở bài: Lão Hạc là một trong những tác phẩm nổi bật viết về đề tài người nông dân Việt Nam, nhân vật lão Hạc để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về một người nông dân lương thiện, chân chất, giàu lòng nhân ái, tự trọng, đáng kính.
Thân bài:
* Cuộc đời, hoàn cảnh thật bất hạnh:
- Vợ mất sớm, gia cảnh nghèo khó, con trai không lấy được vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su.
- Sống đơn độc trong tuổi già, đối mặt với nhiều rủi ro (đau ốm,... ), chỉ có một con chó làm bạn mà vì hoàn cảnh bế tắc phải bán chó.
* Phẩm chất, nhân cách:
- Một người nông dân lương thiện, một người cha thương con, giàu lòng vị tha, nhân ái, nhân hậu: để lại nhà cửa ruộng vườn cho con, đau lòng, day dứt cảm thấy có lỗi khi bán chú chó vàng.
- Một người giàu lòng tự trọng: không muốn làm liên lụy đến người khác (gửi tiền ma chay), xin bả chó để tự tử.
Kết bài: Nhân vật lão Hạc là một thành công trong việc xây dựng hình tượng người nông dân của Nam Cao trước cách mệnh: nghèo khổ, giàu tình yêu thương, chân chất, lương thiên và giàu lòng tự trọng.
II. Bài văn mẫu
Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
I. Dàn ý
Mở bài: Hình ảnh chiếc lá trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” với số phận con người, với tình người.
Thân bài:
- Số phận của chiếc lá ban đầu được Giôn-xi định ra là số mệnh sớm lìa đời của mình – mỏng manh, yếu đuối.
- Nhưng rồi, chiếc lá ngoài cửa sổ vẫn ở đó bám trụ manh mẽ sau đêm bão tố. Giôn-xi tìm thấy được hy vọng, giành giật lại sự sống.
- Tình người: sự hy sinh cao cả của cụ Bơ-men, một người họa sĩ già, cụ đã dầm mưa để vẽ nên chiếc lá đó, và rồi cụ đã dùng mạng sống của mình để đánh đổi mạng sống cho Giôn-xi.
Kết bài: Tình người luôn ở xung quanh ta, hiện diện trong niềm tin và hy vọng giữa những con người với nhau.
II. Bài văn mẫu
Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go.
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu khái quát về nội dung chính của bài thơ: tình mẹ con đã chiến thắng được sự cám dỗ trong dòng đời.
Thân bài:
- Vẻ đẹp mộng mơ: ở bầu trời cao, trên mây có người gọi em bé, dưới nước, trong sóng cũng có người gọi bé, hình ảnh những trò chơi hấp dẫn, đầy cám dỗ mà người trên mây và người trong sóng vạch ra “bình minh vàng, vầng trăng bạc, tầng mây”; “ngao du nơi này nơi nọ, được làn sóng nâng đi”... → Thể hiện sự giao cảm giữa thiên nhiên và em bé.
- Ý nghĩa sâu sắc của bài thơ: Ngợi ca tình mẹ to lớn vĩ đại, thiêng liêng và bất diệt; Tác giả đưa người đọc đến thế giới thần tiên với những mong ước bay bổng diệu kỳ về tuổi thơ.
Kết bài: Kết luận về vẻ đẹp mơ mộng và tình mẹ con được diễn tả trong bài thơ.
II. Bài văn mẫu
Đề 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu chung về hoàn cảnh sáng tác đặc biệt và nội dung tư tưởng của bài thơ.
Thân bài:
- Cảnh ngộ thiếu thốn của Bác: nơi ở tạm bợ, đơn sơ (hang, suối), giữ nếp sống sinh hoạt nề nếp (sáng ra – tối vào), thức ăn thanh đạm thiếu thốn (cháo bẹ, rau măng).
- Lí tưởng cách mệnh, tinh thần lạc quan của Bác: Dù sống khó khăn thiếu thốn, làm việc nơi bàn đá chông chênh nhưng Bác vẫn giữ tinh thần lạc quan tin tưởng vào tương lai cách mệnh, cho đó “thật là sang”.
Kết bài: Tức cảnh Pác Bó miêu tả cuộc sống sinh hoạt, làm việc giản dị của Bác nhưng Bác luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ với lí tưởng cách mệnh, vui vì được sống gần gũi với thiên nhiên.
II. Bài văn mẫu
Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu khái quát bài thơ và nội dung (nhấn mạnh nội dung về tình nghĩa thủy chung).
Thân bài:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
- Qúa khứ và thực tại đối lập, con người đối mặt với vầng trăng, con người sống có lỗi nhưng ánh trăng vẫn đẹp, vẫn nguyên vẹn, tròn đầy như chưa từng trách khứ.
- Sự lặng im của trăng lại là thanh âm lắng đọng làm cho con người thức tỉnh lương tâm, “giật mình” nhận ra sai lầm của mình.
- Bài học nhắc nhở mỗi người.
Kết bài: Nhắc nhở con người về đạo lí uống nước nhớ nguồn.
II. Bài văn mẫu
Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
I. Dàn ý
Mở bài : Bếp lửa là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ, là nỗi nhớ nhung, là tấm lòng người cháu đối với bà.
Thân bài:
- Bếp lửa là hình ảnh lưu giữ những ký ức thời gian khó, kí ức tuổi thơ “tám năm ròng... ”
- Bếp lửa mang theo hình bóng tảo tần khuya sớm của bà, tình cảm bà – cháu nồng ấm: nạn đói, năm giặc đốt nhà,...
- Bếp lửa đã chuyển thành “ngọn lửa” “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo”, bà truyền cho cháu niềm tin bất diệt, truyền cho cháu, cho cả thế hệ mai sau tình thương bao la.
Kết bài : Hình ảnh bếp lửa vừa là hình ảnh thực và cũng là hình ảnh tượng trưng, gợi nhắc bao kỉ niệm về tình bà cháu, về tình cảm ruột thịt của con người.
II. Bài văn mẫu
Bài trước: Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2 Bài tiếp: Bến quê - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2