Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (ngắn nhất) > Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Những nội dung cơ bản cần lưu ý
1. Phần đọc - hiểu
2. Phần Tiếng Việt
3. Phần Tập làm văn
II. Cách ôn tập và hướng dẫn kiểm tra, đánh giá
Phần 1: trắc nghiệm
1 - A2- D3- C4- D
5- C6- D7- C8- A
9- A10- D11- D12- C
Phần 2: Tự luận
Câu 1 (Trang 228 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1): Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Trong một chuyến đi thực tế của ông họa sĩ và cô kĩ sư lên vùng núi cao Sa Pa, hai người có dịp được gặp gỡ anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn theo lời kể của bác tài xế. Cuộc gặp gỡ trong ba mươi phút ngắn ngủi anh thanh niên bày tỏ quan điểm của mình về nghề nghiệp và kể về những tấm gương sáng trong việc cống hiến cho công việc qua đó họ cho họ cơ hội để hiểu nhau hơn.
Câu 2 (Trang 228 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1): Dàn ý Thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Mở bài: Giới thiệu khái quát về Truyện Kiều
Giới thiệu truyện Kiều là tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, tác phẩm nổi tiếng xoay quanh nhân vật hồng nhan bạc phận của cô gái tài sắc vẹn toàn Thúy Kiều.
Tác phẩm hàm chứa hiều giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Thân bài
1. Cảnh ngộ ra đời của tác phẩm Truyện Kiều
Theo lời đồn đoán, Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc, cũng có thể trước khi đi sứ
- Truyện Kiều được khắc và in ấn rộng rãi, trong đó có hai bản in cổ xưa nhất của Liễu Văn Đường (1871) và bản Duy Minh Thi (1872)
- Truyện mượn từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm tài nhân.
2. Tóm tắt truyện
Truyện bao gồm ba phần chính: gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc.
3. Các nhân vật có trong truyện
Vương ông: cha của Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan
- Vương bà: vợ vương ông
- Thúy Kiều: con gái tài sắc vẹn toàn của Vương ông
- Thúy Vân: em gái Thúy Kiều/ Vương Quan: em trai Thúy Kiều
- Kim Trọng: người tình đầu tiên của Thúy Kiều
- Thúc Sinh: người cứu Kiều ra khỏi lầu xanh
- Từ Hải: chồng thứ hai của Thúy Kiều
- Sở Khanh, Mã Giám Sinh là những kẻ háo sắc, lưu manh hại Kiều
- Hoạn Thư, Tú Bà, Ưng, Khuyển, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến những thế lực đen tối.
4. Giá trị nội dung của tác phẩm truyện Kiều
- Giá trị hiện thực: tố cáo xã hội phong kiến bất công, với những thế lực đen tối đã giày xéo lên quyền sống của con người
- Giá trị nhân đạo: là tiếng nói xót thương cho những thân phận con người nhỏ bé, bị hãm hại, phải chịu cuộc đời long đong, lận đận.
5. Giá trị về mặt nghệ thuật
- Ngôn ngữ xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
- Sử dụng thể thơ và ngôn ngữ dân tộc một cách điêu luyện, tài ba
- Giọng điệu thương cảm nhằm làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của tác giả
Kết bài
- Khẳng địnhtài năng cũng như lòng thương người của Nguyễn Du
- Ca ngợi những giá trị chân chính, đề cao người phụ nữ và lên án xã hội phong kiến bất công.