Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (ngắn nhất) > Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Tóm tắt văn bản:

Bấc là một chú chó bị bắt cóc đưa lên Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ ác độc. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người chủ có lòng nhân từ đã cảm hóa Bấc. Về sau, khi Thoóc-tơn chết, Bấc hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con sói hoang.

Bố cục văn bản:

- Phần 1 (từ đầu... khơi dậy lên được): Cảnh ngộ của Bấc khi đến với Thoóc-tơn.

- Phần 2 (tiếp... như biết nói đấy): Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc.

- Phần 3 (còn lại): Tình cảm của Bấc với ông chủ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):

Nhà văn chủ yếu muốn tập trung nói đến khía cạnh tình cảm của Bấc đối với chủ (phần này chiếm 3 trong toàn bộ 5 đoạn của văn bản).

Câu 2 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):

- Cách cư xử đặc biệt của Thoóc-tơn đối với Bấc: anh đã cứu sống và mua lại Bấc, còn coi Bấc giống như con, như một người bạn thân, chào hỏi, trò chuyện, cưng nựng.

- Nhà văn nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc trước khi miêu tả tình cảm của Bấc vì muốn cho người đọc thấy được Thoóc-tơn là một ông chủ “lí tưởng”, tốt bụng và khác hoàn toàn với những người chủ khác, như vậy tình cảm của Bấc dành cho người xứng đáng.

Câu 3 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):

- Tình cảm của con chó Bấc với chủ được biểu lộ:

+ Vờ cắn vào tay Thoóc-tơn giống như một cử chỉ vuốt ve.

+ Khác với Xơ-kít và Ních, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng, nằm phục ở chân, mắt tỉnh táo, háo hức, ngước nhìn chủ.

+ Luôn bám sát không rời chủ. Luôn lo sợ, ám ảnh sẽ mất Thoóc-tơn đột ngột (Không ngủ, đứng đấy lắng tai tiếng thở đều đều của chủ).

- Tác giả đã sử dụng năng lực quan sát tuyệt vời, tinh tế với một tâm hồn thương yêu loài vật vô hạn.

Câu 4 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):

Trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” con chó: nhà văn không nhân cách hóa miêu tả Bấc theo kiểu La-phông-ten nhập vào đóng vai loài vật. Ông đứng ngoài quan sát, miêu tả con chó như những gì nó vốn có, nhưng dường như ông hiểu thấu “tâm hồn” con chó nên đã miêu tả nó cực kì sinh động qua những nghĩ suy, cử chỉ, hành động... (biết vui mừng và cũng biết lo sợ, ám ảnh, biết vờ cắn như là cử chỉ vuốt ve,... ).