Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (ngắn nhất) > Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Luyện tập
(Trang 16): Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
a. Cái quạt
Mở bài: Quạt là vật dụng thân thuộc của mùa hè bởi nó có công dụng làm mát trong những ngày hè nóng bức.
Thân bài:
- Lịch sử:
+ Quạt tay đã xuất hiện từ rất lâu, từ những vùng quê ra đến thị thành.
+ Khoa học dần phát triển, quạt máy ra đời lần đầu tiên tại Mĩ vào năm 1832. Đến năm 1882, Philip Diehl được xem là cha đẻ phát minh chiếc quạt điện hiện đại ngày nay khi giới thiệu chiếc quạt trần.
- Chủng loại và cấu tạo: quạt tay và quạt máy.
+ Quạt tay: quạt nan (làm bằng nan cây tre bện lại với nhau), quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), quạt giấy (làm bằng giấy và khung các nan gỗ mỏng),...
+ Quạt máy (chạy bằng điện): quạt treo tường, quạt để bàn, quạt trần, quạt thông gió, quạt hơi nước,...
Cấu tạo quạt máy bao gồm: cánh quạt, lồng quạt, động cơ quạt, thân quạt, đế quạt.
- Công dụng chính của quạt là làm mát, điều hòa không khí. Ngày nay tuy điều hòa đang ngày càng phổ biến, nhưng với những gia đình nông thôn, quạt vẫn là một đồ dùng thân thuộc, gắn bó với con người trong những ngày hè.
Kết bài: Quạt là một vật dụng vô cùng có ích với con người, gắn với những câu chuyện xưa, những câu ca dao “Thằng bờm có cái quạt mo – Phú ông xin đổi ba bò chín trâu”.
b. Cái bút
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tầm quan trọng của cây bút bi “Nét chữ nét người”.
Thân bài:
- Nguồn gốc, xuất xứ: Được sáng chế bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Ông phát hiện ra mực giấy in rất nhanh khô nên đã quyết định nghiên cứu chế tạo ra một loại mực như thế -> Bút bi ra đời.
- Cấu tạo (gồm 2 bộ phận chính):
+ Vỏ bút: là 1 ống nhựa tròn dài từ 14 – 15 cm, được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân của vỏ bút thường có các thông tin ghi ngày, nơi sản xuất.
+ Ruột bút bên trong: đươc làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
+ Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp bút, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
- Phân loại:
+ Có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau để phù hợp với lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu nổi tiếng.
- Nguyên lí hoạt động, cách bảo quản:
+ Mũi bút chứa một viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
+ Bảo quản: khi dùng xong nên bấm bút lại hoặc nắp vào để tránh khi rơi ngòi bút xuống nền đất gây ra gai ngòi.
- Ưu điểm: Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển, giá thành rẻ, tốc độ viết nhanh.
- Nhược điểm: Nét bút nhanh dễ làm hỏng chữ.
Kết bài: Kết luận về chiếc bút và vai trò của nó trong cuộc sống.
c. Cái kéo
Mở bài: Giới thiệu về chiếc kéo – một vật dụng đa năng.
Thân bài:
- Sơ lược về nguồn gốc: những di vật ở thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên được tìm thấy ở khu vực La Mã đã cho thấy sự xuất hiện của kéo → xuất hiện từ rất lâu đời.
- Cấu tạo và hình dạng: cấu tạo bởi hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong, thường được bọc nhựa là phần tay cầm.
- Công dụng:
+ Trong may mặc: cắt vải, cắt chỉ may,...
+ Trong học tập: cắt giấy xếp gấp hình trong môn thủ công.
+ Trong cắt tóc: thợ hớt tóc chẳng thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo
+ Trong công nghiệp: cắt tôn, cắt sắt và các vật dụng khác.
+ Trong nấu nướng: kéo phục vụ cắt rau, cắt bánh tráng, khô bò,...
+ Trong y học: dùng trong giải phẫu...
Kết bài: Khẳng định lại vai trò đa dạng của chiếc kéo.
d. Chiếc nón
Mở bài: Nón là là hình ảnh truyền thống thân thuộc của người Việt Nam.
Thân bài:
- Nguồn gốc: xuất hiện từ khoảng 2500 – 3000 năm trước về trước và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay.
- Cấu tạo và hình dạng: được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre,... khung nón hình chóp hay hơi tù, các lá được xếp trên một chiếc khung được làm từ các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, ghim lại bằng sợi chỉ hay các sợi tơ tằm giữ nón và khung bền chắc. Ngoài ra còn có dây đeo bằng vải mềm hoặc nhung, lụa.
- Phân loại: nhiều loại.
+ Nón ngựa hay nón Gò Găng: sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.
+ Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong các lễ hội.
+ Nón bài thơ: ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc vài câu thơ.
+ Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến.
+ Nón rơm: nón làm bằng cọng rơm ép cứng.
- Công dụng:
+ Che mưa nắng, gắn bó thân thiết với người nông dân.
+ Hình ảnh bình dị thân thuộc với tà áo dài truyền thống, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, một nét văn hóa. Món quà ưa chuộng của du khách mỗi khi đến Việt Nam.
Kết bài: Nói về vai trò quan trọng của chiếc nón với cuộc sống cũng như văn hóa Việt Nam.